Kunella Hotline: 02423479797

Kunella Tìm kiếm
KunellaTài khoản
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng
15/06/2023

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng

Ăn dặm truyền thống là phương pháp được rất nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn và áp dụng cho con khi con được từ 6-7 tháng tuổi. Vậy ăn dặm truyền thống có những ưu điểm gì? Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé từ 6-7 tháng tuổi như thế nào là hợp lý? Hãy cùng Kunella tìm hiểu thêm về phương pháp ăn dặm này nhé.

Ăn dặm truyền thống là gì?

Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm dành cho trẻ nhỏ được nhiều thế hệ người Việt áp dụng từ lâu. Nguyên tắc của ăn dặm truyền thống là bắt đầu cho trẻ làm quen với đồ ăn bằng cách ăn bột, kết hợp với rau củ quả hoặc thịt cá xay nhuyễn, sau đó chuyển sang ăn cháo và cuối cùng là ăn cơm.

Ăn dặm kiểu truyền thống thường tiện lợi và tiết kiệm thời gian nên được nhiều cha mẹ lựa chọn và áp dụng cho con.

Ưu điểm của ăn dặm truyền thống

Ăn dặm truyền thống có thể áp dụng ngay từ khi bé được 6-7 tháng tuổi. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như sau:

Dễ dàng cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm là: chất béo, chất bột đường, chất đạm, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn của bé.

Bé được làm quen dần với các loại thức ăn qua từng giai đoạn: từ sữa mẹ sang thức ăn dạng lỏng và tăng dần độ đặc. Như vậy sẽ tạo thói quen ăn uống tốt cho bé, bé cũng dễ thích nghi với các loại đồ ăn hơn do thức ăn được xay nhuyễn.

Ăn dặm theo kiểu truyền thống chế biến khá đơn giản, nhanh chóng nên giúp mẹ tiết kiệm thời gian khá nhiều.

Ăn dặm truyền thống dễ dàng cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng.

Những điều cần lưu ý khi cho con ăn dặm truyền thống

Dù là ăn dặm truyền thống hay bất cứ phương pháp nào khác thì cũng đều cần tuân theo những nguyên tắc nhất định để an toàn cho bé và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số điều mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống.

Chỉ cho bé tập ăn dặm khi bé đã thực sự sẵn sàng. Nếu ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, không những không hấp thu được chất dinh dưỡng tốt nhất mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột.

Tuy nhiên, nếu bé ăn dặm quá muộn sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé dẫn đến việc bé chậm lớn và suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng thời điểm tốt nhất cho bé tập ăn dặm là 6 tháng tuổi.

Khi bé mới tập ăn dặm theo phương pháp truyền thống, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều ngay từ đầu. Thay vào đó hãy cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc để bé có thời gian làm quen và thích nghi với loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ.

Khi bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ hãy xây dựng thực đơn cho bé đa dạng, phong phú, đầy đủ các nhóm dinh dưỡng bao gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Trong giai đoạn đầu khi bé mới tập ăn dặm, việc ăn dặm chỉ là nguồn năng lượng phụ, năng lượng chính vẫn đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, mẹ vẫn phải duy trì cho bé uống 400 - 500ml sữa mỗi ngày nhé.

Một số món ăn dặm theo phương pháp truyền thống dễ chế biến, giàu dinh dưỡng

Cháo cà rốt

Nguyên liệu:

  • Gạo
  • Cà rốt

Cách làm:

Trước tiên, mẹ hãy nấu cháo trắng theo tỷ lệ 1:10 gạo/ nước. Tiếp theo, mẹ dùng rây, rây cho cháo thật mịn.

Cà rốt mẹ gọt vỏ, rửa sạch, sau đó đem hấp cho chín mềm và nghiền nhuyễn.

Trộn đều cà rốt và cháo rây với nhau và cho bé thưởng thức nhé.

Cháo cà rốt là một trong những món ăn dặm truyền thống quen thuộc giàu dinh dưỡng.

Súp khoai tây sữa

Nguyên liệu:

  • Khoai tây: nửa củ.
  • Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml.

Cách làm:

Mẹ gọt vỏ khoai tây, rửa sạch, bổ thành từng miếng nhỏ rồi đem đi hấp chín.

Lấy khoai tây ra xay hoặc nghiền nhuyễn.

Mẹ pha sữa công thức theo đúng tỷ lệ hoặc dùng sữa mẹ, cho vào khoai tây vừa nghiền sao cho thành hỗn hợp loãng vừa đủ cho bé dùng.

Mẹ lọc qua rây một lần nữa để được hỗn hợp mịn, đảm bảo an toàn cho bé.

Bơ trộn sữa

Nguyên liệu:

  • Bơ: nửa quả
  • Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml.

Cách làm:

Bơ chín mẹ lột bỏ vỏ, hạt, lấy phần thịt bơ đem đi xay hoặc nghiền nhuyễn.

Mẹ pha sữa công thức hoặc dùng sữa mẹ trộn đều với bơ vừa xay và cho bé thưởng thức nhé.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi theo phương pháp truyền thống

Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ 6-7 tháng tuổi theo phương pháp truyền thống, cha mẹ hãy cùng tham khảo nhé.

Thứ 2: Cháo bí đỏ, sữa.

Thứ 3: Cháo đậu xanh, rau cải,

Thứ 4: Chao trứng cà chua.

Thứ 5: Cháo khoai lang.

Thứ 6: Cháo cà rốt, bông cải.

Thứ 7: Cháo khoai tây sữa.

Chủ nhật: Cháo bí đỏ, cải xoăn.

Từ tháng thứ 8 trở đi, khi bé đã quen dần với việc ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm nhóm chất đạm và chất béo vào khẩu phần ăn của bé. Những loại thịt cá như: thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, cá, lươn… Và đừng quên dầu ăn cho bé nhé.

Đối với dầu ăn, mẹ nên chọn loại dầu lành tính, dùng được cho bé ăn dặm, tốt nhất dùng dầu ép lạnh để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng tối đa. Mẹ có thể tham khảo dầu óc chó Kunella - đây là sản phẩm được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng cho bé vì giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe trí não cũng như tim mạch của trẻ.

Dầu óc chó Kunella giàu dinh dưỡng tốt cho tim mạch và trí não của trẻ. 

Kết luận

Dù mẹ cho bé ăn dặm truyền thống hay ăn dặm theo bất cứ phương pháp nào khác thì cũng đều phải có kiến thức về nó. Trong đó, hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé cần vừa đủ so với nhu cầu thì bé mới khỏe mạnh và phát triển tốt được.

Trên đây là gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé từ 6-7 tháng tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Hy vọng bé sẽ thích thú, hợp tác với việc ăn dặm và các món ăn cha mẹ chuẩn bị cho mỗi ngày!

Trong khẩu phần ăn dặm của bé, chất béo là nhóm chất không thể thiếu. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này, cha mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây nhé: Vai trò của dầu ăn đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Bài viết liên quan

Bật mí bộ đôi dầu ăn dặm Kunella đa năng, giàu dưỡng chất cho bé

Bước vào độ tuổi ăn dặm, cũng là lúc các mẹ cần bổ sung thêm dầu ăn dặm để đầy đủ dinh dưỡng cho con. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho mẹ bộ đôi dầu ăn dặm chiên xào riêng, ăn dặm riêng siêu hot...

Cách chọn dầu ăn dặm chuẩn cho bé

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi, mẹ cần kết hợp dầu ăn dặm trong khẩu phần ăn hằng ngày của bé để cung cấp cho bé đủ chất béo tốt, cải thiện hệ miễn dịch, giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và t...

Thực đơn ăn dặm cho bé 10-12 tháng tuổi

Lên thực đơn ăn dặm cho bé 10 - 12 tháng không chỉ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo phù hợp với khả năng nhai và hệ tiêu hóa của bé. Trong bài viết này Kunella sẽ gợi ý cho...