Kunella Hotline: 02423479797

Kunella Tìm kiếm
KunellaTài khoản
Chế độ dinh dưỡng cho bé ăn dặm bị táo bón
02/10/2023

Chế độ dinh dưỡng cho bé ăn dặm bị táo bón

Bước vào giai đoạn ăn dặm, bé bắt đầu làm quen và sử dụng các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Với hệ tiêu hóa còn non nớt, trẻ dễ mắc phải các vấn đề trong việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Bài viết dưới đây của Kunella sẽ cung cấp thêm kiến thức mẹ tìm ra cách khắc phục sớm nhất.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ ăn dặm

Tình trạng ăn dặm bị táo bón thường xảy ra trong khi chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm, giai đoạn tăng thô cho bé. Các nguyên nhân đến từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé. Có thể kể đến như: 

Trẻ ít được uống sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà còn giúp bé dễ tiêu, tăng khả năng hấp thu khi ăn dặm

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Bộ Y tế khuyên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn đến sáu tháng tuổi. Sau thời gian này, trẻ vẫn nên bú mẹ bên cạnh chế độ dinh dưỡng mới cho đến ít nhất hai tuổi. Nếu mẹ đột ngột ngừng cho trẻ bú sữa trong thời gian ăn dặm thì dễ gây thiếu nước và dẫn đến táo bón. Sữa mẹ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn giúp cung cấp nước, các enzyme dồi dào để tiêu hóa thức ăn.

Hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với thức ăn mới

Khi bé bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Mẹ dễ quan sát thấy những thay đổi của bé như: Màu sắc, số lượng và mùi của phân, tần suất đại tiện của bé,... Đó là những biểu hiện cơ bản khi hệ tiêu hoá của bé bắt đầu phải làm quen và đang dần thích nghi với thức ăn mới. Nhưng nếu sự thích nghi chưa kịp thời mẹ cần để ý các biểu hiện ăn dặm bị táo bón dưới đây để kịp thời phát hiện:

  • Đi đại tiện ít hơn so với bình thường

  • Phân bị cứng, kết cấu rời rạc khi bị táo bón

  • Đôi khi kích thước phân quá lớn sẽ khiến bé đại tiện khó, phải gắng sức rặn, gây đau cho bé

  • Đi đại tiện lâu hơn so với bình thường

Các bé trên 1 tuổi mẹ nên cho bổ sung thêm nước để tránh táo bón

Trẻ không được cung cấp đủ nước
Nước là thành phần quan trọng của cơ thể không chỉ người lớn mà cả trẻ nhỏ. Mặc dù cho trẻ bú sữa mẹ, nhưng mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm nước cho trẻ trong thời kỳ con ăn dặm. Nước làm loãng thức ăn giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn. Nhiều bé bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm được lý giải rằng, cơ thể khi không có đủ lượng nước cần thiết sẽ khiến cho phân bị khô và khó đẩy ra bên ngoài nên tích tụ lại, gây ra táo bón.

Khẩu phần ăn giữa các nhóm chất chưa phù hợp

Một nguyên nhân khá phổ biến khi bé bắt đầu ăn dặm dễ dẫn đến táo bón đó là bé không được bổ sung đầy đủ các nhóm chất trong chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt là chất xơ và chất béo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ tuy không mang nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá. Việc bổ sung đủ chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột và cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó ngăn ngừa táo bón còn chất béo là dung môi để hòa tan các vitamin và khoáng chất trong chất xơ. Tuy nhiên trẻ nhỏ thường không thích ăn rau hoặc ăn với số lượng ít dẫn đến tình trạng khó tiêu, táo bón và các mẹ thì chỉ chú tâm bổ sung các nhóm chất khác mà quên mất chất béo vì lầm tưởng chất béo sẽ gây béo phì.

Mặt  khác, nhiều gia đình luôn mong muốn con yêu lớn nhanh, khỏe mạnh nên có xu hướng ưu tiên thực phẩm giàu đạm. Tuy nhiên nhóm thực phẩm này tiêu tốn nhiều thời gian để tiêu hóa và hấp thu hơn. Vì vậy ở thời kỳ hệ tiêu hóa còn non nớt, việc cha mẹ áp dụng chế độ ăn nhiều đạm sẽ dễ dàng dẫn đến nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho bé bị táo bón

Cung cấp bữa ăn cân bằng dưỡng chất và dồi dào chất xơ là cách mẹ giúp bé đẩy lùi táo bón

Để ngăn ngừa trẻ bị táo bón khi bắt đầu ăn dặm, mẹ cần xây dựng chế độ ăn dặm lành mạnh, thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm là điều rất quan trọng. Hãy cho bé bắt đầu ăn dặm từ dạng lỏng, mềm, không cho trẻ dùng các thực phẩm rắn, đặc, khô và khó tiêu. Đồng thời, mẹ nên cho trẻ ăn cháo loãng, sữa công thức pha đúng tỉ lệ để hệ tiêu hóa của con có thể dễ dàng làm quen với các loại thực phẩm mới. Dần dần khi trẻ đã quen với các loại thức ăn dặm, mẹ có thể thay đổi bằng các loại rau xanh, củ quả nghiền, các loại hải sản, tôm, cá, trứng,.. Thức ăn được tăng dần độ đặc sau những tháng tiếp theo.

Khi bé ăn dặm bị táo bón, mẹ nên đưa ngay tới bác sĩ để thăm khám và theo dõi. Bên cạnh đó, các bố mẹ cũng lưu ý tới các nhóm chất cần thiết để bổ sung cho trẻ khi bị táo bón dưới đây:

Chất xơ và vitamin

Chất xơ đóng vai trò quan trọng giúp hình thành phân trong đường tiêu hóa, giúp quá trình đi đại tiện của trẻ được dễ dàng hơn. Trái cây và rau xanh và ngũ cốc là nguồn thực phẩm giàu chất xơ không thể thiếu trong thực đơn của trẻ bị táo bón. Mẹ có thể cho trẻ ăn các loại trái cây như lê, táo, chuối, dứa, cam, hoặc nho và rau xanh như bắp cải, cải bó xôi, rau muống trong bữa ăn hằng ngày của trẻ. Đồng thời, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và đậu cũng rất nhiều chất xơ cần thiết cho trẻ bị táo bón. Những loại thực phẩm này không chỉ là nguồn cung cấp chất xơ tốt mà còn ngon, bổ dưỡng và được trẻ ưa thích. Nguồn chất xơ hòa tan và không hòa tan trong các loại hạt như hạt chia, hạt lanh, hạt macca cũng hỗ trợ tăng cường sức khỏe tiêu hóa của bé.

Chất lỏng

Nước đóng góp đến 80% việc bài tiết ở đại tràng. Vì vậy, mẹ nên bổ sung đầy đủ lượng chất lỏng bao gồm nước (nước lọc, các loại nước ép trái cây tươi), sữa mẹ, sữa công thức. Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ uống sẵn, đóng chai. Khi bé ăn dặm mẹ có thể bổ sung thêm nước lọc hoặc nước ép trái cây cho con. Lượng chất lỏng bé nạp vào cơ thể đảm bảo làm phân bé không quá khô cứng, giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn. 

Dầu hạt chia Wolfberry giúp trẻ ăn dặm ngon, hết táo bón

Dầu hạt chia giàu chất xơ thích hợp cho bé trong độ tuổi ăn dặm

Chướng bụng và khó tiêu khiến bé mỏi mệt, thậm chí chán ăn và biếng ăn. Khi trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng thì rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón và các bệnh khác nặng hơn. Nếu táo bón kéo dài có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như trẻ bị trĩ sớm, nứt hậu môn, nấm hậu môn, Đây là một vòng luẩn quẩn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trẻ.
Trong hạt Chia chứa nhiều thành phần dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa của bé. Hạt chia với hơn  80% hàm lượng carb là ở dạng chất xơ. Mỗi 28 gram hạt cung cấp 11 gram chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Nếu như chất xơ hòa tan giúp làm mềm phân và giúp phân di chuyển ra khỏi cơ thể dễ dàng thì một số chất xơ không hòa tan có trong hạt chia có thể được lên men trong trong ruột và thúc đẩy sự hình thành các axit béo có lợi cho sức khỏe tiêu hóa của đường ruột. Hệ tiêu hóa được cải thiện giúp nâng cao khả năng hấp thu dưỡng chất trong đường ruột. Ngoài ra chất xơ trong hạt Chia còn giúp tăng cường bài tiết cũng như một số chức năng sinh lý quan trọng.

Dầu ép lạnh hạt chia sử dụng cho bé từ 6 tháng tuổi 


Ngoài ra, hạt chia sở hữu lượng axit béo omega-3 dồi dào rất tốt cho trí não và hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tim mạch và là nguồn cung cấp protein thực vật, vitamin, khoáng chất thiết yếu chất lượng cao cần thiết cho quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển các hệ cơ quan trong cơ thể.

Đối với các bé đang trong độ tuổi ăn dặm, các mẹ nên tránh sử dụng hạt Chia bởi bé có thể bị hóc. Thay vào đó, mẹ hãy sử dụng dầu hạt Chia Wolfberry ép lạnh trộn vào món ăn dặm cho con, giúp bé hấp thụ dưỡng chất từ hạt chia một cách an toàn. Dầu hạt chia Wolfberry có xuất xứ từ Séc, được chiết xuất từ 100% hạt chia tuyển chọn, chất lượng thông qua phương pháp ép lạnh hiện đại, giúp giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng từ hạt chia. Lưu ý khi sử dụng dầu hạt Chia, mẹ hãy tắt bếp rồi mới cho dầu vào, không nên cho dầu vào khi thức ăn quá nóng sẽ làm mất dưỡng chất.

Kết luận

Ăn dặm táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là với trẻ đang trong giai đoạn tập ăn dặm nên bố mẹ đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm cách xử lý. Hy vọng những thông tin trên của Kunella sẽ có ích với các bố mẹ trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé ăn dặm bị táo bón. Để biết thêm các lưu ý khi tập cho bé ăn dặm mẹ tham khảo bài viết sau: 

https://kunella.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-moi-tap-cho-be-an-dam



 

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Bài viết liên quan

Cách tăng thô cho bé theo từng giai đoạn

Khi bé bắt đầu ăn dặm, việc điều chỉnh độ thô của thức ăn là một bước quan trọng giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm và hỗ trợ phát triển kỹ năng nhai, tiêu hóa. Tuy nhiên, việc tăng độ thô c...

Cách nấu đồ ăn dặm cho bé từng bước chi tiết

Trong những tháng đầu đời, bé chủ yếu hấp thụ dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bước sang 6 tháng tuổi, bé bắt đầu hành trình ăn dặm với nhiều món ăn mới lạ và bổ dưỡng. Bài viết này sẽ ...

Mẹo rút ngắn thời gian chế biến đồ ăn dặm cho bé

Trong nhịp sống hiện đại, không phải lúc nào mẹ cũng có đủ thời gian để chuẩn bị những bữa ăn hoàn hảo cho bé. Làm sao để rút ngắn thời gian chế biến đồ ăn dặm mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé là c...