Kunella Hotline: 02423479797

Kunella Tìm kiếm
KunellaTài khoản
Những điều cần lưu ý khi mới tập cho bé ăn dặm
15/06/2023

Những điều cần lưu ý khi mới tập cho bé ăn dặm

Tập cho bé ăn dặm là một quá trình để đánh dấu sự trưởng thành của con trước khi bỏ bú. Bố mẹ cần cho con ăn dặm đúng thời điểm và lựa chọn nguồn thực phẩm phù hợp. Phần nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh thông tin hữu ích để chăm con khỏe và hiệu quả hơn.

Khi nào nên tập cho bé ăn dặm?

Theo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe, bố mẹ có thể tập cho con ăn dặm trong giai đoạn sơ sinh từ 4 đến 6 tháng tuổi, đặc biệt là khoảng thời gian từ 6 tháng trở đi. Độ tuổi này trẻ cần được bổ sung nhiều dưỡng chất mà trong sữa mẹ không có như sắt, kẽm.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể quan sát nếu con có những biểu hiện dưới đây thì có thể tập quá trình ăn dặm ngay:

  • Trẻ có thể tự ngồi dậy tốt.
  • Cấu trúc cổ của trẻ đã cứng, có thể kiểm soát đầu tốt.
  • Bé có thể ngậm được thức ăn trong miệng và sẵn sàng nhai.
  • Trẻ có dấu hiệu tò mò và muốn tham gia vào bữa ăn.
  • Trẻ muốn tự lấy thức ăn và cho vào miệng.

Bên cạnh đó, khi cho con ăn dặm, bố mẹ nên hỏi qua ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể tập ăn dặm.

Nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm với những thực phẩm nào?

Khi con bước vào giai đoạn tập và ăn dặm, bố mẹ cần chú ý đến các bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ dưỡng chất và tạo cảm giác thèm ăn cho bé. Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ có thể dùng cho con trong giai đoạn ăn dặm:

Khoai tây: Hàm lượng tinh bộ, vitamin A, C và kali có trong loại củ này rất dồi dào, tốt cho bé trong giai đoạn ăn dặm tháng thứ 8.

Bơ: Trong loại quả này có chứa hàm lượng chất béo không bão hòa lành mạnh giống với sữa mẹ, tốt cho sự phát triển của não bộ. Mẹ có thể dùng để chế biến thành món nghiền hoặc làm bánh cho con ăn.

Chuối: Mẹ có thể chế biến chung với xoài, sữa chua nguyên kem… để cho con dùng, cung cấp thêm kali, vitamin B6, C, sắt và canxi.

Quả việt quất: Mẹ có thể xay nhuyễn loại quả này, kết hợp cùng sữa chua cho con ăn dặm để bổ sung thêm dưỡng chất có lợi cho mắt, não và đường tiết niệu.

Bông cải xanh: Dùng bông cải xanh để luộc, cắt thành miếng vừa ăn để trẻ có thể tự mình tập ăn, bổ sung thêm chất xơ, canxi và folate cho cơ thể.

Đậu lăng: Loại đậu này có chứa hàm lượng lớn chất xơ và protein tốt cho cơ thể. mẹ có thể nấu cùng cà rốt hoặc rau bina cho con ăn mỗi ngày.

Thịt gà: Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể dùng loại thực phẩm này để con tập ăn, giúp quá trình hấp thu dưỡng chất được tốt hơn.

Mận khô: Loại quả khô này có thể giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Do đó, mẹ có thể xay nhuyễn để con dùng với các loại thực phẩm khác.

Khoai lang: Loại củ này có vị ngọt, có màu sắc hấp dẫn nên được các bé yêu thích. Trong khoai lang có chứa nhiều dưỡng chất như sắt, đồng, vitamin C…tốt cho sự phát triển của trẻ.

Bí đỏ: Đây cũng là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mắt, cung cấp lượng vitamin C lớn mà các bé yêu thích.

Sữa chua: Mẹ có thể cho con ăn sữa chua hàng ngày để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tốt cho đường tiêu hóa.

Các loại thực phẩm tốt cho việc ăn dặm của trẻ.

Bố mẹ nên cho bé ăn như thế nào?

Quá trình tập cho bé ăn dặm sẽ cần nhiều thời gian và khó khăn. Do đó, bố mẹ cần có sự kiên trì và thử một số cách được hướng dẫn dưới đây:

Cho con thử chơi với thìa nhựa để xem phản ứng của trẻ như thế nào. Nếu bé tự đưa thìa vào miệng thì mẹ có thể cho ăn dặm ngay.

Tư thế đặt trẻ ngồi ăn dặm phải ngay ngắn, có ghế chuyên dụng riêng để trẻ có thể học ăn, tránh bị sặc.

Bố mẹ nên kiên trì và thử nhiều cách cho bé ăn dặm.

Thìa dùng để ăn dặm làm từ chất liệu an toàn, nông, có viền tròn, nhẵn.

Quá trình đút phải có thời gian nghỉ để trẻ có thể ăn hết đồ.

Trong thời gian ăn mẹ nên dành thời gian để trò chuyện cùng để bé không bị bối rối khi ăn.

Mẹ có thể cho bé bú hoặc uống sữa công thức trước khi ăn dặm. Nên cho con ăn khi trẻ có sự hào hứng.

Mẹ có thể áp dụng cách cho ăn dặm kiểu truyền thống, kiểu tự chỉ huy hoặc kiểu Nhật để trẻ được ăn ngon, hiệu quả.

Mẹ cần có sự kiên trì khi cho con ăn dặm.

Quan sát phản ứng của bé

Trong quá trình cho con ăn dặm, mẹ nên quan sát biểu hiện của bé. Nếu trẻ tỏ ra háo hức, há miệng và đón tiếp đồ ăn vui vẻ thì đó là lúc con đã sẵn sàng cho việc ăn uống. Nếu phản ứng ngược lại thì không nên thúc ép vì trẻ vẫn chưa sẵn sàng.

Nếu lần đầu cho ăn dặm vẫn chưa thành công, mẹ cần có sự kiên trì vì thông thường phải từ 6 đến 10 lần, trẻ mới chấp nhận thức ăn và tăng ham muốn ăn sau 12 đến 15 lần thử.

Khi cho bé ăn bằng thìa, mẹ nên để bé học cách ngậm khi dùng lưỡi di chuyển thức ăn ra sau. Nếu thực hiện không thành công thì nên nghỉ từ 1 đến 2 tuần trước khi thử lại.

Nếu bé không quen ăn bằng thìa, mẹ có thể dùng ngón tay của mình để lấy lấy thức ăn cho con. Một số trẻ sẽ tiếp nhận đồ ăn dặm theo cách này.

Đồ ăn cho bé ăn dặm nên ưu tiên đồ ngọt đưa vào đầu lưỡi trước rồi đến các món ít ngọt hơn đưa vào phần giữa lưỡi để làm tăng cơ hội bé nuốt thức ăn vào.

Mẹ cần quan sát phản ứng khi ăn dặm của con để biết sở thích và thói quen của con. 

Mẹo nhỏ giúp bé ăn dặm hợp tác hơn

Nhiều bố mẹ sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình cho con ăn dặm. Do đó, để bé hợp tác hơn, phụ huynh có thể áp dụng một số mẹo như sau:

  • Nên cho con ăn dặm từ thời điểm 6 tháng tuổi.
  • Cho trẻ bắt đầu ăn dặm với thực phẩm lành mạnh.
  • Đồ ăn dặm có độ lỏng vừa phải, có thể trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Thời gian học ăn dặm nên bắt đầu mỗi ngày một lần.
  • Vẫn tiếp tục việc cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình khi đang ăn dặm.
  • Kiên trì cho trẻ tiếp xúc với đồ ăn kể cả trong lần đầu bé không thích.
  • Ưu tiên cho bé sử dụng thực phẩm hữu cơ khi ăn dặm.
  • Nếm thử thức ăn của bé trước khi cho ăn xem có hấp dẫn không.
  • Linh hoạt trong việc cho bé ăn dặm.
  • Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi cho bé ăn.
  • Sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ để bổ sung dưỡng chất cho bé khi ăn dặm như dầu dinh dưỡng.

Dầu hạt ép Kunella nguyên chất cho bé ăn dặm.

Kết luận

Phần nội dung trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích để bố mẹ tập cho bé ăn dặm. Hy vọng với những thông tin, bậc phụ huynh sẽ có kế hoạch chăm sóc con tốt, đạt hiệu quả để trẻ phát triển toàn diện. 

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Bài viết liên quan

Cách bảo quản thực phẩm và sử dụng dầu ăn dặm cho bé theo chuyên gia Đức

Giữ thực phẩm tươi ngon và an toàn cho bé là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn bé ăn dặm. Việc bảo quản đúng cách không chỉ giúp bảo toàn dinh dưỡng mà còn phòng ngừa rủi ro sức khỏ...

Hướng dẫn mẹ cách sử dụng dầu ăn dặm óc chó Kunella

Dầu óc chó Kunella là một lựa chọn hàng đầu cho các mẹ đang tìm kiếm loại dầu ăn dặm chất lượng, an toàn và giàu dinh dưỡng cho bé. Với thành phần 100% từ quả óc chó tự nhiên, dầu ăn dặm Kunella ma...

Đọc bảng thành phần dầu óc chó ăn dặm Kunella

Dầu óc chó Đức Kunella 100ml được chiết xuất từ 100% quả óc chó bằng phương pháp ép lạnh. Phương pháp này giúp giữ nguyên hương vị tự nhiên của hạt óc chó với nhiều thành phần dinh dưỡng nổi bật ma...