
Nguyên tắc xây dựng thực đơn tăng cân cho bé ăn dặm
Cho bé ăn dặm không đúng cách sẽ khiến bé không hấp thu được chất dinh dưỡng, dẫn đến chậm lớn và dễ mắc một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Vì vậy, mẹ cần nắm rõ nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm khoa học cho bé để bé tăng cân đều và phát triển toàn diện. Cùng Kunella tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Thực đơn ăn dặm cần đầy đủ dinh dưỡng
Thực đơn ăn dặm cho bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, gồm:
-
Tinh bột: Gạo, khoai, bún phở, yến mạch,…
-
Chất đạm: Sữa mẹ, sữa công thức, thịt lợn, thịt gà, sau đó rồi bắt đầu chuyển sang thịt bò, cá, tôm, hải sản…
-
Chất béo: Bé rất cần các nhóm chất béo thực vật và động vật (tỉ lệ tốt nhất là 7:3), mẹ nên đa dạng hoá các loại các loại dầu thực vật như dầu hướng dương, hạt lanh, hạt cải,...
-
Chất xơ và vitamin: Được bổ sung chủ yếu từ các loại rau củ quả. Mẹ có thể cho bé thử ăn các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, các loại đậu, súp lơ, rau ngót, rau cải, …
Một lưu ý nhỏ là mẹ không nên cung cấp chất béo từ nước hầm xương cho bé khi mới bắt đầu ăn dặm. Bởi, nước hầm xương chứa nhiều chất béo động vật khó hấp thu, dễ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi.
Để cung cấp đủ chất béo cho bé, mẹ nên bổ sung từ các loại cá, cây họ đậu và dầu ăn dặm. Với các loại dầu ăn dặm như dầu ăn dặm Omega 3-6-9 Kunella Feinkost được chiết xuất từ 3 loại hạt giàu dinh dưỡng là: hạt cải, hạt lanh và hạt hướng dương với hàm lượng lớn Omega 3, Omega 6 và Omega 9 rất tốt cho sự phát triển của bé. Đặc biệt, 70% chất béo trong dầu Omega 3-6-9 là chất béo không bão hòa đa, hàm lượng cholesterol gần như bằng 0, điều này cực kỳ tốt cho hệ tim mạch của con.
Ngoài ra dầu ăn dặm Omega 3-6-9 Kunella Feinkost còn chứa các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin E,... có tác dụng hỗ trợ quá trình phát triển của bé, hạn chế còi xương, suy dinh dưỡng, đặc biệt giúp tăng cường đề kháng, cung cấp và dự trữ năng lượng cho bé.
Dầu ăn dặm được coi là nguồn cung cấp chất béo tốt, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho bé. Ngoài ra, việc sử dụng dầu ăn trong những bữa ăn dặm sẽ tạo hương vị thơm ngon, kích thích vị giác của bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Bổ sung chất béo từ dầu ăn dặm là cách làm thông minh của mẹ giúp bé nạp đủ năng lượng, tăng cân đều đặn, hấp thụ được hết các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin E,...
Thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách cần có độ thô phù hợp
Mỗi giai đoạn phát triển, bé yêu cầu độ thô của thức ăn khác nhau. Thức ăn dặm cho bé phải thay đổi dần dần phù hợp với sự phát triển răng và nướu. Mẹ cần tiến hành tăng độ thô của thức ăn cho bé một cách khoa học, cụ thể như sau:
-
Giai đoạn 6 tháng tuổi là thời điểm bé làm quen với việc ăn dặm. Mẹ cần chế biến đồ ăn dặm cho bé ở dạng lỏng như cháo/ canh/ súp xay mịn. Thức ăn dạng này dễ di chuyển trong khoang miệng của con.
-
Chuyển sang 7 - 8 tháng, bé bắt đầu có thể nghiền thức ăn bằng lưỡi và hàm trên. Ngoài cháo bé có thể ăn nhiều hơn lượng rau, thịt cá với thức ăn có độ cứng dạng đậu phụ, ấn nhẹ có cảm giác mềm.
-
Giai đoạn 9 -11 tháng, bé có thể sử dụng lưỡi để đẩy thức ăn đến hàm. Phần lớn bé đã mọc răng cửa và có thể nghiền hoặc gặm đồ ăn. Lúc này, độ cứng thức ăn có thể ăn được tương đương với chuối chín.
-
Bé trong giai đoạn 12 - 18 tháng đã cử động được cằm và lưỡi thành thục. Thêm vào đó, răng hàm bé đã mọc nên con có thể nhai tốt thức ăn.
Để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của bé, mẹ nên tăng độ thô của thức ăn dặm lên dần. Bắt đầu bằng bột ăn dặm, cháo ăn dặm sau đó thay dần bằng cơm, trứng luộc, thịt băm, hoa quả, ngũ cốc,…
Thực đơn cho bé ăn dặm cần tăng từ ít tới nhiều
Thời điểm đầu mẹ chỉ nên thử cho bé ăn 1-2 bữa/ ngày, sau đó tăng dần lên tùy theo khả năng ăn của con. Khi bé đã quen thì có thể tăng dần số lượng mỗi bữa. Tuỳ theo thể tích dạ dày, khả năng tiêu hoá hấp thu mà lượng thức ăn trong mỗi cữ tương ứng theo đó. Để tăng lượng thức ăn một cách khoa học, mẹ cần chú ý đến mức năng lượng cần thiết của con. Việc ăn từ ít đến nhiều còn để xem cơ thể bé phản ứng thế nào với loại thực phẩm đó, có dung nạp hay không.
Mỗi tháng tuổi, bé sẽ có lượng ăn dặm khác nhau mẹ cần chú ý.
Thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách cần có thời gian ăn hợp lý
Thiết lập thời gian cho bé ăn dặm trong ngày giúp bé xây dựng thói quen ăn uống tốt ngay từ nhỏ. Hơn nữa lượng thức ăn được đưa vào cơ thể ổn định và đúng giờ sẽ giúp bé tiêu hoá điều độ.
Khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày cần tùy thuộc vào giai đoạn ăn dặm của bé. Do đó mẹ có thể linh hoạt sao cho phù hợp với độ tuổi bé nhà mình. Với bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho ăn bột hoặc cháo một bữa một ngày. Sau đó tăng lên 2 bữa một ngày và tăng cả lượng lên. Sau 9-10 tháng tuổi trở đi bữa ăn dặm của bé phải đảm bảo đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng.
Ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của bé, đòi hỏi ba mẹ cần có sự chu đáo và tinh tế. Để bé ăn dặm hiệu quả, tăng cân đều, ba mẹ nên nắm được các lưu ý kể trên, từ đó xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé khoa học và hợp lý ngay từ nhỏ.
Bài viết liên quan
Sự khác biệt giữa dầu ăn dặm cho bé và dầu ăn thông thường, mẹ đã biết?
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ thường tìm hiểu rất nhiều về thực phẩm bổ sung để đảm bảo bé phát triển toàn diện. Một trong những vấn đề khiến nhiều mẹ băn khoăn là có nên dùng dầu ăn thông t...
Dầu ăn dặm cho bé có thể dùng cho người lớn được không?
Dầu ăn dặm cho trẻ, đặc biệt là các dòng sản phẩm ép lạnh cao cấp như Kunella thường có giá thành cao hơn các sản phẩm thông thường. Nhiều mẹ bỉm muốn tận dụng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm cho c...
Thời hạn sử dụng của một số loại đồ ăn dặm cho bé
Việc lựa chọn đồ ăn dặm cho bé luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các mẹ, nhất là khi bắt đầu hành trình ăn dặm cho bé yêu. Ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng và hương vị phù hợp, mẹ cũng...