"Siêu thực phẩm" hạt chia và lợi ích vàng với sức khỏe
Trong tiếng Maya, “chia” có nghĩa là sức mạnh. Có lẽ vì vậy mà họ đặt cho một loại hạt bé nhỏ nhưng giàu dinh dưỡng cái tên hạt chia. Hạt chia còn được các nhà dinh dưỡng liệt vào danh sách “siêu thực phẩm”. Tham khảo một số công thức chế biến các món ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé cùng với “siêu thực phẩm” hạt chia này nhé!
Siêu thực phẩm là gì?
Theo MedicalNewsToday, “superfood” hay siêu thực phẩm chỉ những loại thực phẩm có khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng tối đa với lượng calo tối thiểu. Siêu thực phẩm thường chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe.
“Siêu thực phẩm” hạt chia có giá trị dinh dưỡng như thế nào?
Hạt chia được biết đến rộng rãi bởi chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như:
– Chất xơ : Hơn 80% hàm lượng carb của hạt chia ở dạng chất xơ. Mỗi 28 gram hạt cung cấp 11 gram chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Nếu như chất xơ hòa tan giúp làm mềm phân và giúp phân di chuyển ra khỏi cơ thể dễ dàng thì một số chất xơ không hòa tan có trong hạt chia có thể được lên men trong trong ruột và thúc đẩy sự hình thành các axit béo có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Ảnh: Siêu thực phẩm hạt chia chứa hàm lượng chất xơ phong phú
– Chất béo tốt : Siêu thực phẩm hạt chia sở hữu lượng axit béo omega-3 dồi dào. Hạt chia là nguồn axit béo omega-3 có nguồn gốc thực vật được biết đến nhiều nhất. Đây là lý do hạt chia có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tim mạch, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.
– Đạm protein : Siêu thực phẩm hạt chia là nguồn cung cấp protein thực vật chất lượng cao cùng các axit amin thiết yếu, bởi trong hạt chia có 19% là protein, nhiều hơn hầu hết các loại ngũ cốc và các món ăn từ ngũ cốc.
Ảnh: Hạt chia là nguồn cung cấp protein phong phú
– Vitamin, khoáng chất : Siêu thực phẩm hạt chia còn chứa hàm lượng lớn khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển các hệ cơ quan trong cơ thể như: mangan, phốt-pho, đồng, selen, sắt, magie, canxi,...
Các món ngon cho bé ăn dặm từ hạt chia và dầu hạt chia
Kunella gợi ý cho mẹ cách nấu một số món ăn dinh dưỡng từ siêu thực phẩm hạt chia cho bé:
Cháo cá ngừ hạt chia
Chuẩn bị:
-
Cá ngừ làm sạch, khử tanh, lọc bỏ xương: 200gr.
-
Các loại rau xanh (rau chân vịt, rau cải xanh, súp lơ): 30gr.
-
Gạo tẻ (150gr), gạo nếp (20gr).
-
Hạt chia: 5gr
-
Dầu hạt chia: 1 thìa cà phê
Cách làm:
-
Ngâm hạt chia trong 10 phút cho nở, gạn bỏ phần nước.
-
Cho gạo vào nấu chín thành cháo.
-
Hấp chín cá và rau.
-
Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn cháo, rau.
-
Cá sau khi hấp chín đem xé nhỏ rồi trộn cùng hạt chia vào cháo.
-
Bắc cháo ra khỏi bếp và cho thêm 1-2 thìa dầu hạt chia
Ảnh: Ba mẹ có thể nấu cháo cá ngừ cùng hạt chia và dầu hạt chia cho bé
Cháo yến mạch hạt chia
Chuẩn bị:
-
1 thìa canh yến mạch cán mỏng hoặc nguyên hạt: khoảng 30gr.
-
110 – 120ml nước.
-
1 thìa nhỏ hạt chia: khoảng 5gr.
-
Sữa mẹ hoặc sữa công thức (không bắt buộc).
-
1 thìa dầu hạt chia
Cách làm:
-
Ngâm yến mạch với nước trong 5 – 10 phút.
-
Ngâm hạt chia trong nước ấm khoảng 10 phút cho mềm thì chắt bỏ phần nước, giữ lại gel.
-
Cho nước cùng yến mạch đã ngâm vào nồi bắc lên bếp. Khi yến mạch gần sôi, mẹ giảm nhỏ lửa. Sau khi sôi mẹ khuấy yến mạch 3 – 5 phút cho chín thì tắt bếp.
-
Chờ yến mạch nguội bớt, mẹ cho vào hạt chia vào cùng. Dùng máy xay để xay nhuyễn yến mạch và hạt chia.
-
Nếu mẹ muốn pha thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức, đợi yến mạch nguội bằng với nhiệt độ nước pha sữa thì cho sữa vào cháo và khuấy đều.
-
Cho thêm 1-2 thìa dầu hạt chia sau khi hoàn thành tất cả các bước trên.
Ảnh: Món cháo hạt chia thường xuyên được các mẹ sử dụng để nấu ăn dặm cho con
Ngoài ra, mẹ có thể chế biến thêm nhiều món ăn khác có sử dụng siêu thực phẩm hạt chia để giúp bé có thể hưởng thụ những dưỡng chất quý có trong loại hạt này.
Hy vọng bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ hơn thế nào là siêu thực phẩm và lí do vì sao hạt chia được coi là một “superfood”.. Theo dõi Kunella Vietnam để cập nhật thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe con yêu khác nữa nhé!
Bài viết liên quan
Cách tăng thô cho bé theo từng giai đoạn
Khi bé bắt đầu ăn dặm, việc điều chỉnh độ thô của thức ăn là một bước quan trọng giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm và hỗ trợ phát triển kỹ năng nhai, tiêu hóa. Tuy nhiên, việc tăng độ thô c...
Cách nấu đồ ăn dặm cho bé từng bước chi tiết
Trong những tháng đầu đời, bé chủ yếu hấp thụ dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bước sang 6 tháng tuổi, bé bắt đầu hành trình ăn dặm với nhiều món ăn mới lạ và bổ dưỡng. Bài viết này sẽ ...
Mẹo rút ngắn thời gian chế biến đồ ăn dặm cho bé
Trong nhịp sống hiện đại, không phải lúc nào mẹ cũng có đủ thời gian để chuẩn bị những bữa ăn hoàn hảo cho bé. Làm sao để rút ngắn thời gian chế biến đồ ăn dặm mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé là c...