Kunella Hotline: 02423479797

Kunella Tìm kiếm
KunellaTài khoản
Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày là tốt nhất?
15/06/2023

Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày là tốt nhất?

Ăn dặm là một trong những giai đoạn mà bé cần trải qua trong quá trình phát triển. Vậy bé ăn dặm vào giờ nào là thời điểm hợp lý nhất? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bậc phụ huynh.

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm

Ngoài sữa mẹ thì các bé cần được bổ sung thêm các bữa ăn ngoài để tăng cường dưỡng chất. Vậy khi nào bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm?

Trẻ vẫn đói khi đã bú sữa: Nếu bé thường xuyên thấy kể cả khi đã bú đủ sữa hay vừa bú xong thì mẹ nên cho con tập ăn dặm để giúp bé no lâu hơn. Lúc này, trẻ có những biểu hiện như há miệng, lè lưỡi, chu môi như muốn bú sữa, đưa tay lên mút…

Bé có dấu hiệu ngả người về phía trước khi thấy đồ ăn: Lúc này trẻ sẽ cố gắng chụp và giữ lấy đồ ăn để bỏ vào miệng. Mẹ nên tập cho con ăn dặm từ từ trong giai đoạn này.

Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi: Đây là dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng cho việc ngồi ăn dặm khi cổ và đầu đã được kiểm soát tốt.

Bé há miệng để nhận thức ăn từ thìa: Mẹ có thể thử cách này để xem bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa. Nếu bé cố gắng mở miệng thay vì đẩy muỗng ra thì đồng nghĩa với việc bố mẹ có thể tập cho con ăn dặm.

Bé có phản xạ nuốt, không tự đẩy thìa ra khỏi miệng: Đây là dấu hiệu điển hình cho việc trẻ đã sẵn sàng ăn dặm.

Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn mẹ đưa: Dấu hiệu này cũng rất đáng để các mẹ lưu ý và bắt đầu quá trình cho con ăn dặm.

Bé tự động há miệng, ngửa người về thức ăn là dấu hiệu sẵn sàng cho việc ăn dặm.

Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?

Tùy theo từng độ tuổi, trẻ sẽ có những khoảng thời gian riêng để mẹ cho con ăn dặm. Vậy bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày là hợp lý?

Đối với bé từ 4-6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm, kết hợp việc bú sữa mẹ và ăn thêm một lượng thức ăn. Số bữa ăn dặm lúc này chỉ trong khoảng từ 1 đến 2 bữa. Lượng thức ăn chuẩn bị cho bé khoảng từ 3 đến 7 muỗng.

Thời gian cho bé ăn dặm:

Bữa ăn dặm đầu: Sau cữ bú đầu tiên hoặc thứ 2 vào buổi sáng.

Bữa ăn dặm thứ 2: Sau cữ bú vào buổi chiều.

Thời gian cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm.

Đối với bé từ 7-8 tháng tuổi

Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 8, bé đã hình thành thói quen với việc ăn dặm. Lúc này, mẹ có thể tăng số bữa ăn trong ngày lên từ 2 đến 3 bữa, kết hợp với việc bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Lượng thức ăn sẽ được tăng lên từ 10 đến 20 muỗng, tương đương 1/2 đến 3/4 chén.

Thời gian cho bé ăn dặm:

Bữa ăn dặm đầu: Sau cữ bú đầu tiên hoặc thứ 2 và buổi sáng.

Bữa ăn dặm thứ 2: Sau cữ bú đầu giờ chiều.

Bữa ăn dặm thứ 3: Sau cữ bú giữa chiều từ 4 đến 5 giờ.

Thời gian cho bé 7 - 8 tháng ăn dặm.

Đối với bé từ 9-12 tháng tuổi

Khi trẻ đã được từ 9 đến 12 tháng thì đã làm quen với việc ăn dặm vào 3 bữa mỗi ngày. Lúc này, mẹ nên duy trì số lượng bữa ăn dặm kết hợp với việc cho con bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Lượng thức ăn có thể tăng lên từ 16 đến 30 muỗng, tương đương từ 1 đến 2 chén.

Thời gian cho bé ăn dặm:

Bữa ăn dặm đầu: Trước hoặc sau cữ bú đầu vào buổi sáng.

Bữa ăn dặm thứ 2: Trước hoặc sau cữ bú đầu vào buổi chiều.

Bữa ăn dặm thứ 3: Trước hoặc sau cữ bú chiều trong khoảng từ 4 đến 5 giờ.

Thực phẩm ăn dặm tốt cho bé

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ cần tìm hiểu về các loại thực phẩm tốt cho con để bổ sung dưỡng chất. Các loại thực phẩm mẹ có thể tham khảo thêm để thay đổi bữa ăn hàng ngay cho con như:

Thịt gà: Hàm lượng đạm có trong nhóm thực phẩm này rất nhiều, phù hợp để bé ăn dặm hàng ngày.

Bơ: Trong loại quả này có chứa một lượng lớn chất béo không bão hòa lành mạnh gần giống sữa mẹ để tăng cường phát triển não bộ.

Chuối: Thành phần trong loại quả này có chứa lượng lớn kali, vitamin B6, vitamin C, canxi và sắt, phù hợp để phục vụ bữa ăn dặm cho bé.

Bông cải xanh: Nguồn chất xơ, canxi và folate có trong loại rau này giúp ngăn ngừa ung thư rất tốt. Bố mẹ có thể cho bé tập ăn dặm sớm.

Đậu lăng: Hàm lượng protein và chất xơ có trong loại đậu này cao hơn các loại khác, rất lành mạnh và phù hợp với thể trạng của trẻ trong giai đoạn ăn dặm.

Khoai lang: Loại củ này có chứa nhiều vitamin C, khoáng chất, beta - carotene để cơ thể bé có thêm những dưỡng chất thiết yếu.

Bí đỏ: Hàm lượng beta-carotene và vitamin C có trong bí đỏ vô cùng dồi dào, tốt cho mắt. Đồng thời nó còn có vị ngọt tự nhiên, hợp với khẩu vị của trẻ.

Sữa chua: Thực phẩm có chứa hàm lượng lớn canxi và vitamin D để xương, răng chắc khỏe và cân bằng đường tiêu hóa. Giai đoạn này, mẹ có thể cho con dùng để ăn dặm bằng sữa chua nguyên chất không thêm đường.

Bên cạnh đó, khi chế biến bữa ăn dặm cho bé, mẹ có thể sử dụng thêm dầu macca để cung cấp thêm DHA tự nhiên cùng các dưỡng chất khác, hỗ trợ tăng đề kháng, giúp bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não và kích thích cảm giác ngon miệng cho bé khi ăn.

Dầu macca dành cho các bé trong giai đoạn ăn dặm.

Kết luận

Qua những thông tin trong bài viết trên về chủ đề bé ăn dặm vào giờ nào, mẹ có thể chủ động lên kế hoạch thời gian cho con bổ sung bữa phụ để tăng cường dưỡng chất. Trong quá trình cho trẻ ăn, bố mẹ nên chú ý đến việc chọn thực phẩm để làm ra những bữa ăn ngon, chất lượng cho con.

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Bài viết liên quan

Cách bảo quản thực phẩm và sử dụng dầu ăn dặm cho bé theo chuyên gia Đức

Giữ thực phẩm tươi ngon và an toàn cho bé là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn bé ăn dặm. Việc bảo quản đúng cách không chỉ giúp bảo toàn dinh dưỡng mà còn phòng ngừa rủi ro sức khỏ...

Hướng dẫn mẹ cách sử dụng dầu ăn dặm óc chó Kunella

Dầu óc chó Kunella là một lựa chọn hàng đầu cho các mẹ đang tìm kiếm loại dầu ăn dặm chất lượng, an toàn và giàu dinh dưỡng cho bé. Với thành phần 100% từ quả óc chó tự nhiên, dầu ăn dặm Kunella ma...

Đọc bảng thành phần dầu óc chó ăn dặm Kunella

Dầu óc chó Đức Kunella 100ml được chiết xuất từ 100% quả óc chó bằng phương pháp ép lạnh. Phương pháp này giúp giữ nguyên hương vị tự nhiên của hạt óc chó với nhiều thành phần dinh dưỡng nổi bật ma...