Muốn con ăn dặm khoa học mẹ đừng quên bổ sung loại thực phẩm này
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, nhiều mẹ thường gặp vấn đề không biết nên cho bé ăn dặm đúng cách như thế nào. Muốn bé phát triển toàn diện về cả thể lực và trí lực, mẹ cần chuẩn bị cho bé một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng nhất. Để Kunella mách mẹ cách ăn dặm khoa học thông qua bài viết dưới đây nhé!
Ở giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng “khám phá” chế độ dinh dưỡng mới nhưng vẫn còn khá non nớt. Điều mẹ cần làm là tập cho bé làm quen với các nhóm thực phẩm khác nhau, đồng thời theo dõi xem con có bị dị ứng hay rối loạn tiêu hóa với loại thực phẩm nào hay không. Ăn dặm khoa học đòi hỏi chế độ ăn đáp ứng đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng cho bé, vì thế mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm cần có vào thực đơn hàng ngày.
Nhóm chất bột đường
Chất bột đường thường có trong gạo, khoai, bánh mì, yến mạch.... Đây là nhóm chất quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho các chức năng và hoạt động bình thường của cơ thể, chiếm đến 50% tổng nhu cầu năng lượng trong một ngày của bé. Ngoài ra, chất bột đường còn là thành phần cần thiết để cấu tạo nên tế bào và các mô, thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ cũng như cung cấp chất xơ cho bé.
Trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể bổ sung chất bột đường vào bữa ăn dặm bằng cách nấu cháo loãng, bột yến mạch kết hợp với sữa để tạo vị ngọt quen thuộc hoặc nghiền khoai để bé tập làm quen với nhóm chất này.
Nhóm chất đạm
Thịt nạc, cá, thịt gà, trứng, đậu lăng, đậu gà và đậu phụ đều là những thực phẩm cung cấp nguồn chất đạm dồi dào. Chất đạm ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sự phát triển khỏe mạnh về thể chất và phát triển cơ bắp của bé.
Bổ sung chất đạm giúp cung cấp các axit amin - nguyên liệu cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi các tế bào trong cơ thể bé, đồng thời chất đạm còn là thành phần tạo các enzym tiêu hóa, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể giúp bé tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng hơn.
Nếu như cơ thể bé bị thiếu hụt đạm sẽ dẫn đến hệ quả hệ miễn dịch bị suy yếu, bé thiếu sức đề kháng, dễ ốm vặt nhưng ngược lại bổ sung quá nhiều đạm lại gây hại đến hệ tiêu hóa non nớt của bé. Vì vậy, mẹ hãy cân bằng lượng đạm một cách vừa phải và kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và đạm thực vật. Đối với bé ăn dặm từ 6-12 tháng tuổi, nhu cầu chất đạm cần nạp là 2,2 g/ngày với tỷ lệ đạm động vật là 70%.
Nhóm vitamin và khoáng chất
Rau củ và trái cây cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé, chất xơ có trong rau củ và trái cây giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và tăng tải cholesterol để bé tránh phải tình trạng táo bón và ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm trùng.
Để bổ sung nhóm chất này, mẹ hãy bắt đầu với các loại rau như cà rốt, đậu Hà Lan hoặc bông cải xanh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho bé ăn nhiều vị mặn hơn là vị ngọt lúc ăn dặm có thể giúp hình thành sở thích và thói quen ăn rau cho bé về sau.
Lượng rau củ và trái cây mà mẹ cần thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi là từ 30g - 40g rau và 10g trái cây mỗi ngày. Càng nhiều màu sắc trong một phần ăn dặm thì càng đa dạng về các loại chất dinh dưỡng mà bé nhận được. Đối với rau củ quả tươi mẹ hãy lưu ý rửa thật sạch dưới vòi nước trước khi chế biến và tránh dự trữ quá lâu để không làm mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Ăn dặm khoa học không thể thiếu nhóm chất béo
Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, chất béo là một nhóm chất cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé đặc biệt trong 3 năm đầu đời. Dưới 6 tháng tuổi, nguồn chất béo chủ yếu đến từ sữa mẹ và chiếm tới 50-60% năng lượng mỗi ngày, từ 6 tháng tuổi trở lên lượng chất béo cần cho bé ở mức 40% và bổ sung thông qua các thực phẩm ăn dặm. Chất béo đóng vai trò dự trữ và cung cấp năng lượng hàng ngày, 1 gram chất béo có thể cung cấp cho cơ thể 9 kcal – gấp 2 lần so với chất đạm và chất đường bột.
Không những vậy, chất béo còn là thành phần của màng tế bào và mô não, cấu thành lên 60% não bộ của bé. Bên cạnh đó, nhờ có chất béo, cơ thể mới có thể hòa tan và hấp thu các vitamin A, D, E, K, thúc đẩy hệ thần kinh và não bộ phát triển.
Chất béo thường có trong bơ, sữa, mỡ động vật và dầu ăn từ các loại hạt. Để bổ sung chất béo ăn dặm, mẹ có thể cho bé dùng thêm phô mai, bơ hoặc trộn 1 thìa dầu ăn vào cháo bột của bé sau khi nấu chín giúp bé thêm ngon miệng, hợp khẩu vị hơn.
Bật mí thêm cho mẹ là nên cho bé ăn dầu ở dạng nguyên chất, chưa qua tinh luyện để đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Dầu hạt Kunella được nhập khẩu từ Đức sử dụng công nghệ ép lạnh từ hạt óc chó nguyên chất 100%, không chỉ có hương vị thơm khó cưỡng mà còn giữ trọn chất dinh dưỡng “vàng” từ các loại hạt, mẹ hãy tìm mua và cho bé nhà mình thử dùng ngay nhé!
Một chế độ ăn dặm khoa học và cân bằng về dinh dưỡng sẽ giúp con phát triển khỏe mạnh, thông minh vượt trội, mẹ yên tâm hơn nhiều!
Bài viết liên quan
Cách bảo quản thực phẩm và sử dụng dầu ăn dặm cho bé theo chuyên gia Đức
Giữ thực phẩm tươi ngon và an toàn cho bé là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn bé ăn dặm. Việc bảo quản đúng cách không chỉ giúp bảo toàn dinh dưỡng mà còn phòng ngừa rủi ro sức khỏ...
Hướng dẫn mẹ cách sử dụng dầu ăn dặm óc chó Kunella
Dầu óc chó Kunella là một lựa chọn hàng đầu cho các mẹ đang tìm kiếm loại dầu ăn dặm chất lượng, an toàn và giàu dinh dưỡng cho bé. Với thành phần 100% từ quả óc chó tự nhiên, dầu ăn dặm Kunella ma...
Đọc bảng thành phần dầu óc chó ăn dặm Kunella
Dầu óc chó Đức Kunella 100ml được chiết xuất từ 100% quả óc chó bằng phương pháp ép lạnh. Phương pháp này giúp giữ nguyên hương vị tự nhiên của hạt óc chó với nhiều thành phần dinh dưỡng nổi bật ma...