Cách nấu đồ ăn dặm cho bé từng bước chi tiết
Trong những tháng đầu đời, bé chủ yếu hấp thụ dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bước sang 6 tháng tuổi, bé bắt đầu hành trình ăn dặm với nhiều món ăn mới lạ và bổ dưỡng. Bài viết này sẽ hướng dẫn mẹ cách nấu đồ ăn dặm cho bé từng bước chi tiết, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến cách chế biến và bảo quản.
Rửa sạch nguyên liệu
Khi bắt đầu quá trình nấu đồ ăn dặm cho bé, việc lựa chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Ba mẹ nên ưu tiên sử dụng các loại rau củ quả tươi, không bị dập nát và có nguồn gốc rõ ràng. Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý rửa sạch tay, thực phẩm, và dụng cụ nấu ăn trước khi chế biến để đảm bảo vệ sinh cho bé yêu.
Đối với một số loại rau củ quả có khả năng chứa nhiều vi khuẩn hoặc hóa chất tồn dư, ba mẹ nên ngâm chúng vào nước muối pha loãng trong khoảng 15-20 phút sau đó rửa sạch lại với nước
Sơ chế nguyên liệu
Đối với rau củ, ba mẹ cần cắt bỏ phần rễ, lá héo úa, sau đó bóc vỏ, cắt nhỏ hoặc thái lát mỏng, tùy theo độ tuổi của bé. Những loại rau củ như cà rốt, khoai tây hay bí đỏ thường được cắt thành miếng nhỏ để dễ dàng nấu chín hơn.
Đối với thịt, cá, tôm, cua, ba mẹ cần loại bỏ phần xương, da, cắt nhỏ, hoặc xay nhuyễn. Hãy chắc chắn rằng ba mẹ không để lại xương trong thực phẩm ăn dặm của bé.
Tiến hành nấu đồ ăn dặm
Cháo là món ăn dặm phổ biến nhất cho bé. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, cháo nên được nấu loãng để dễ tiêu hóa. Khi bé lớn hơn, ba mẹ có thể tăng độ đặc của cháo để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Các loại rau củ, thịt, cá, tôm, cua nên được nấu chín mềm. Hầm chín mềm sẽ giúp giữ lại hương vị tự nhiên của thực phẩm và đảm bảo bé nhận được đa dạng chất dinh dưỡng.
Lưu ý trong giai đoạn đầu ăn dặm, ba mẹ không nên nêm gia vị cho bé, đặc biệt là khi bé dưới 1 tuổi. Việc này không chỉ giúp bé dễ dàng thích nghi với hương vị tự nhiên của thực phẩm mà còn bảo vệ hệ tiêu hóa non yếu của bé.
Xay/ nghiền nhuyễn đồ ăn dặm
Ba mẹ cần tìm hiểu về cách tăng thô cho bé theo từng giai đoạn ăn dặm để nấu đồ ăn dặm được phù hợp.
Khi bé 6 tháng tuổi, ba mẹ cần xay hoặc nghiền thật mịn thức ăn. Khi bé đã lớn hơn, khoảng 7-8 tháng tuổi, bé đã có khả năng nhai tốt hơn, ba mẹ có thể để lại một chút độ thô cho thức ăn để bé tập nhai. Ở giai đoạn bé từ 9-12 tháng tuổi, ba mẹ có thể băm nhỏ hoặc cắt hạt lựu tùy theo khả năng nhai của bé. Bé đã có thể ăn được nhiều loại thực phẩm hơn, bao gồm cả cơm mềm, thịt cá băm nhỏ và rau củ cắt nhỏ. Hãy tạo điều kiện cho bé tự ăn và khám phá hương vị của các món ăn khác nhau.
Kết hợp các loại thực phẩm ăn dặm
Khi mới bắt đầu ăn dặm, ba mẹ cần cho bé ăn riêng từng loại thực phẩm để xem bé có bị dị ứng hay không. Sau khi đã quen, ba mẹ có thể tăng dần số lượng và kết hợp thêm các loại thực phẩm khác. Điều này không chỉ giúp bé đa dạng hóa khẩu phần ăn mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Thực đơn ăn dặm theo độ tuổi có thể tham khảo như sau:
-
Bé ~ 6 tháng tuổi: Cháo trắng, cháo rau, cháo trứng.
-
Bé 7-8 tháng tuổi: Cháo thịt, cháo cá, cháo rau củ.
-
Bé 9-12 tháng tuổi: Cháo đặc, cơm mềm, thịt băm nhỏ, cá băm nhỏ, rau củ cắt nhỏ, trái cây nghiền nhuyễn.
Ngoài ra, ba mẹ có thể tăng cường chất béo cần thiết, chiếm 40% nhu cầu năng lượng của bé từ 6-12 tháng tuổi, thông qua dầu ăn dặm. Mẹ có thể bổ sung cho bé bằng cách trộn 1-2 muỗng dầu ăn Kunella vào cháo hoặc thức ăn của bé. Dầu Kunella có mùi thơm dễ chịu, vị ngậy dễ ăn nên hầu như bé nào cũng hợp tác.
Dầu ăn dặm ép lạnh Kunella bảo toàn đầy đủ các dưỡng chất quý giá từ các loại hạt như óc chó, macadamia, hướng dương, … nhờ công nghệ ép lạnh chuẩn châu Âu. Công nghệ này giữ lại toàn bộ vitamin và axit béo thiết yếu, góp phần cung cấp dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não, thị lực và sức khỏe tổng thể của bé.
Bảo quản và cất giữ thực phẩm ăn dặm cho bé
Sau khi nấu xong, ba mẹ nên đóng kín và bảo quản thức ăn dặm trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0-4 độ C. Việc này giúp giữ cho thực phẩm tươi ngon và an toàn cho sức khỏe của bé. Nếu cần trữ đông, hãy cho thức ăn dặm vào các khay đựng đông lạnh hoặc túi zip. Thời gian trữ đông tối đa là 1 tuần.
Vứt bỏ những thức ăn thừa
Thức ăn còn thừa sau khi bé ăn xong cần phải được vứt bỏ. Miệng của bé chứa vi khuẩn, và khi tiếp xúc giữa miệng, muỗng và thức ăn, vi khuẩn có thể lây lan qua lại. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nếu thức ăn được giữ lại và sử dụng sau đó. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ nên bỏ đi phần thức ăn dặm thừa ngay sau mỗi bữa ăn.
Nấu đồ ăn dặm cho bé là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Tuy nhiên, việc ba mẹ tự tay nấu cho bé ăn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bé về sức khỏe và sự phát triển. Chúc ba mẹ thành công!
Bài viết liên quan
Cách tăng thô cho bé theo từng giai đoạn
Khi bé bắt đầu ăn dặm, việc điều chỉnh độ thô của thức ăn là một bước quan trọng giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm và hỗ trợ phát triển kỹ năng nhai, tiêu hóa. Tuy nhiên, việc tăng độ thô c...
Cách nấu đồ ăn dặm cho bé từng bước chi tiết
Trong những tháng đầu đời, bé chủ yếu hấp thụ dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bước sang 6 tháng tuổi, bé bắt đầu hành trình ăn dặm với nhiều món ăn mới lạ và bổ dưỡng. Bài viết này sẽ ...
Mẹo rút ngắn thời gian chế biến đồ ăn dặm cho bé
Trong nhịp sống hiện đại, không phải lúc nào mẹ cũng có đủ thời gian để chuẩn bị những bữa ăn hoàn hảo cho bé. Làm sao để rút ngắn thời gian chế biến đồ ăn dặm mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé là c...