Kunella Hotline: 02423479797

Kunella Tìm kiếm
KunellaTài khoản
Bé bị đầy hơi chướng bụng khó tiêu nên ăn gì và không nên ăn gì?
26/02/2024

Bé bị đầy hơi chướng bụng khó tiêu nên ăn gì và không nên ăn gì?

 

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Để biết nên và không nên cho bé ăn gì khi bị đầy hơi chướng bụng, mẹ hãy cùng Kunella tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Một số biểu hiện khi bé bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu

Đầy bụng là tình trạng rối loạn hệ tiêu hoá của trẻ. Đa phần bé bị đầy bụng thường có những dấu hiệu như sau:

- Ợ hơi, ợ chua nhiều: Do chứa nhiều không khí bên trong đường ruột nên phần bụng trẻ thường sẽ bị căng cứng. Do vậy, để đẩy bớt khí dư bên trong ra ngoài, cơ thể bé sẽ xuất hiện các phản ứng ợ hơi, ợ chua.

- Bụng to và căng chướng: Đối với hệ tiêu hoá của bé bình thường khi kết thúc thường bụng trẻ sẽ phẳng và mềm. Nhưng khi trẻ bị đầy bụng thì bụng sẽ to và căng chướng. 

- Trẻ quấy khóc liên tục và ngủ không ngon giấc: Đầy bụng khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu nên trẻ dễ quấy khóc, quằn quại, bứt rứt.

- Nôn trớ sau ăn: Thể tích dạ dày của bé rất nhỏ nên khi đầy hơi, chướng bụng bé sẽ không tiếp nạp thêm được thức ăn dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ trong lúc ăn hoặc sau khi ăn. 

- Xì hơi nhiều, mùi nặng: Bé bị đầy bụng còn có biểu hiện là thường xuyên bị đầy bụng xì hơi, có mùi nặng nguyên nhân là do bị không khí ứ đọng nhiều trong đường ruột tạo ra áp lực mạnh làm cho trẻ xì hơi liên tục, trung bình tầm 15 - 20 phút 1 lần trong 1 ngày.

Bé bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu nên ăn gì?

Tùy theo từng độ tuổi của bé mà mẹ có thể hỗ trợ tình trạng đầy hơi chướng bụng của bé bằng các loại thực phẩm khác nhau. Một số loại thực phẩm cơ bản mẹ có thể dễ dàng áp dụng cho nhiều giai đoạn khác nhau của bé:

- Các loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa: Đu đủ, bơ, chuối, dứa, kiwi, nho, lê, táo,...

- Các loại rau củ có khả năng nhuận tràng như: Rau mồng tơi, rau đay, rau dền, sắn dây, khoai lang…

- Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ đường ruột. Bổ sung sữa chua giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm quá trình tích tụ khí do quá trình lên men thức ăn thừa ở dạ dày gây ra.

- Men vi sinh cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể, giúp cân bằng vi sinh hệ đường ruột. Hạn chế sự ứ đọng thức ăn ở dạ dày trẻ, đẩy lùi chứng đầy hơi, chướng bụng.

Bé bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu không nên ăn gì? 

Bên cạnh các thực phẩm có lợi cho trẻ chướng bụng đầy hơi, các bậc phụ huynh cũng nên hạn chế cho con dùng những nhóm thực phẩm sau:

- Thực ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh

- Thức ăn tẩm ướp nhiều gia vị, đồ cay nóng, đồ nướng

- Trái cây có hàm lượng fructose cao như nho, táo, lê, mận, cherry…

- Rau củ có lượng đường cao như giá đỗ, bông cải xanh, súp lơ, tỏi tây, hành tây…

- Ngũ cốc nguyên hạt

- Sữa và sản phẩm từ sữa. 

Sử dụng dầu ép lạnh từ hạt/quả - Lựa chọn phù hợp giảm đầy hơi chướng bụng cho bé

Để hạn chế tình trạng đầy hơi, khó tiêu của bé, mẹ nên cân nhắc sử dụng các loại dầu ăn dặm có nguồn gốc từ các loại quả/hạt từ sớm. Dầu ăn dặm được ép từ các loại quả/hạt như bơ, óc chó, chia, macca, hướng dương … sở hữu nguồn dinh dưỡng dồi dào, hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất cao. Đây đều là những thành phần quan trọng giúp cho hệ tiêu hóa của bé vận hành trơn tru, hạn chế tối đa tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.

Dầu quả bơ Wolfberry tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé

Một gợi ý tốt cho các mẹ bỉm sữa là dầu ép lạnh quả bơ Wolfberry. Được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Cộng hòa Séc, dầu ép lạnh quả bơ Wolfberry sở hữu tiêu chuẩn chất lượng châu Âu đảm bảo an toàn và dinh dưỡng tối đa cho bé. Bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày của bé là cách để mẹ giúp bé phát triển khỏe mạnh, tránh xa đầy hơi, chướng bụng. 

 

Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ  có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ khỏe mạnh, tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé.

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Bài viết liên quan

Cách tăng thô cho bé theo từng giai đoạn

Khi bé bắt đầu ăn dặm, việc điều chỉnh độ thô của thức ăn là một bước quan trọng giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm và hỗ trợ phát triển kỹ năng nhai, tiêu hóa. Tuy nhiên, việc tăng độ thô c...

Cách nấu đồ ăn dặm cho bé từng bước chi tiết

Trong những tháng đầu đời, bé chủ yếu hấp thụ dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bước sang 6 tháng tuổi, bé bắt đầu hành trình ăn dặm với nhiều món ăn mới lạ và bổ dưỡng. Bài viết này sẽ ...

Mẹo rút ngắn thời gian chế biến đồ ăn dặm cho bé

Trong nhịp sống hiện đại, không phải lúc nào mẹ cũng có đủ thời gian để chuẩn bị những bữa ăn hoàn hảo cho bé. Làm sao để rút ngắn thời gian chế biến đồ ăn dặm mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé là c...