Kunella Hotline: 02423479797

Kunella Tìm kiếm
KunellaTài khoản
Bé bắt đầu ăn dặm bao nhiêu bữa một ngày là chuẩn khoa học?
01/04/2024

Bé bắt đầu ăn dặm bao nhiêu bữa một ngày là chuẩn khoa học?

 

6 tháng tuổi là thời điểm được Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến khích ba mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm bởi lúc này nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng đáng kể và nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ không đảm bảo cung cấp đầy đủ. Vậy khi bước vào thời kỳ ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn mấy bữa mỗi ngày là chuẩn khoa học? Cùng Kunella Việt Nam tìm hiểu nhé!

Bé bắt đầu ăn dặm bao nhiêu bữa một ngày?

Theo khuyến cáo chung thời gian biểu ăn dặm cho bé 6 - 7 tháng tuổi mới tập ăn dặm là 1-2 bữa chính/ngày. Giai đoạn này chủ yếu cho bé tập làm quen với thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Mục đích chủ yếu là kích thích vị giác, nâng cao khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu đảm bảo cho sự phát triển của bé.

Trên thực tế, hiện nay, có 3 phương pháp ăn dặm được áp dụng phổ biến nhất là ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy BLW (Baby led weaning) và ăn dặm kiểu truyền thống. Với mỗi phương pháp khác nhau có lịch ăn dặm cho bé bắt đầu ăn dặm khác nhau, ba mẹ nên dựa vào phương pháp mình lựa chọn để cho bé ăn dặm sao cho đúng và đủ số bữa nhất.

Ăn dặm kiểu Nhật - Bé bắt đầu ăn dặm bao nhiêu bữa một ngày?

Nếu ba mẹ chọn cách cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật, chúng ta chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ ngày. Với phương pháp ăn dặm này, thức ăn của bé được chế biến với độ đặc tăng dần. Trong 1 - 2 tuần đầu ăn dặm, ba mẹ nên cho bé ăn với cháo rây nấu với tỉ lệ 1 gạo : 10 nước. Giai đoạn tiếp theo bé được tiếp tục ăn dặm với cháo loãng kết hợp rau củ, nhất là các thực phẩm dễ tiêu hóa như khoai lang, cà rốt, bí đỏ,... Thức ăn cần đảm bảo độ trơn mịn, lỏng để trẻ dễ nuốt.

Khi trẻ đã quen dần với việc ăn dặm từ 2 - 3 tháng, ba mẹ có thể tăng lên số bữa là 2 bữa/ ngày kết hợp sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ cũng nên bổ sung vào thực đơn đa dạng thực phẩm, có các loại thịt, cá, tôm,… cân bằng dinh dưỡng. Kết cấu thức ăn cũng đặc dần và thô hơn, số bữa ăn trong ngày cũng tăng lên một cách hợp lý.

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ sẽ cho ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn tới thô, từ ít tới nhiều giúp bé dần tự học được kỹ năng nhai, nuốt tốt với số bữa là 1 bữa chính/ngày.

Ăn dặm kiểu tự chỉ huy - Bé bắt đầu ăn dặm bao nhiêu bữa một ngày?

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW có đặc điểm nổi bật là cho bé được tự chủ. Con có quyền quyết định món ăn và lượng ăn mà không có sự can thiệp hay ép buộc của cha mẹ. Chính vì vậy mà giai đoạn tập ăn dặm trẻ thường ăn được lượng khá ít. Ăn dặm chỉ huy hướng đến ăn thô hoàn toàn khi để nguyên hình khối thức ăn. Bởi vậy, thức ăn sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn. Nếu cha mẹ cho con ăn dặm theo phương pháp này thì nên bắt đầu với 1 bữa/ ngày.

Với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW (Baby-led weaning), thay vì cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn, bé sẽ ăn trực tiếp thức ăn thông thường đã được cắt nhỏ.

Ăn dặm kiểu truyền thống - Bé bắt đầu ăn dặm bao nhiêu bữa một ngày?

Ăn dặm theo phương pháp truyền thống giúp trẻ có thể dễ dàng chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn loãng sau đó đến thức ăn đặc. Nếu cha mẹ áp dụng cho trẻ phương pháp ăn dặm truyền thống thì liều lượng ăn dặm cho bé 6 tháng có thể bắt đầu từ 2 bữa/ngày. Cách chế biến món ăn dặm truyền thống là xay nhuyễn các loại thực phẩm, trộn chung tạo ra các bột hoặc cháo tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ.

Phương pháp này có lợi cho hệ tiêu hóa, thức ăn mềm, lỏng, mịn trẻ dễ làm quen ngay khi tập ăn dặm. Chính vì vậy trẻ dễ thích nghi và hợp tác khi cha mẹ cho con ăn. Căn cứ vào khả năng tiếp nhận của con, chúng ta có thể cho trẻ ăn dặm 2 bữa/ngày. 

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng theo kiểu truyền thống là 2 bữa/ngày.

Mẹ cần lưu ý điều gì để thực đơn ăn dặm cho bé chuẩn khoa học 

Dù là ăn dặm theo phương pháp nào mẹ cũng cần đảm bảo thực đơn của bé luôn đầy đủ, đa dạng và cân bằng dinh dưỡng. Mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất chính bao gồm: tinh bột (cơm, cháo, nui, mì, bánh mì,...) + chất xơ (rau, củ, quả,...) + đạm (trứng, thịt, cá, đậu,...) + chất béo (dầu ăn dặm, cá hồi, bơ,...)

Ngoài ra mẹ cần lưu ý:

  • Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu đảm bảo cho sự phát triển của bé. Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, bé cần hấp thu khoảng 700 kcal mỗi ngày, trong đó dinh dưỡng từ sữa mẹ và sữa công thức đảm bảo cung cấp khoảng 450 kcal. Phần còn lại, mẹ phải bổ sung cho bé thông qua các bữa ăn dặm trong ngày. Như vậy, bé sẽ phát triển toàn diện cả về chiều cao, cân nặng cũng như trí tuệ.

  • Không nên nêm nếm nhiều loại gia vị vào thức ăn dặm của các bé, bé dưới 1 tuổi thì không cần nêm gia vị. 

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng dầu mỡ khi chế biến món ăn. Mẹ nên thay thế bằng cách sử dụng các loại dầu ăn dặm sử dụng công nghệ ép lạnh hiện đại giúp giữ được trọn vẹn dưỡng chất và an toàn với hệ tiêu hóa của con.

Mẹ có thể bổ sung cho bé bằng cách trộn 1-2 muỗng dầu ăn Kunella Omega 3-6-9 vào cháo hoặc thức ăn của bé. Dầu Kunella Omega 3-6-9 được chiết xuất từ 3 loại hạt giàu dinh dưỡng là: hạt cải, hạt lanh và hạt hướng dương. Dầu chứa hàm lượng lớn Omega 3, Omega 6 và Omega 9, thông qua công nghệ ép lạnh hiện đại giúp giữ được trọn vẹn dưỡng chất từ hạt và không bị biến đổi bởi nhiệt trong quá trình ép lấy dầu. Chính vì vậy, dầu rất an toàn với hệ tiêu hóa non nớt của cả các bé đang trong độ tuổi ăn dặm.

Dầu Kunella Omega 3-6-9 có mùi thơm dễ chịu, vị ngậy dễ ăn nên hầu như bé nào cũng hợp tác.

Cho bé ăn dặm là một cuộc hành trình dài với đầy khó khăn cho các ba mẹ khi mới bắt đầu thực hiện. Để bé có một giai đoạn ăn dặm khoa học và vui vẻ nhất, ba mẹ đừng quên trang bị các kiến thức về dinh dưỡng mà Hanmi chia sẻ trong bài viết trên nhé!

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Bài viết liên quan

Bật mí bộ đôi dầu ăn dặm Kunella đa năng, giàu dưỡng chất cho bé

Bước vào độ tuổi ăn dặm, cũng là lúc các mẹ cần bổ sung thêm dầu ăn dặm để đầy đủ dinh dưỡng cho con. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho mẹ bộ đôi dầu ăn dặm chiên xào riêng, ăn dặm riêng siêu hot...

Cách chọn dầu ăn dặm chuẩn cho bé

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi, mẹ cần kết hợp dầu ăn dặm trong khẩu phần ăn hằng ngày của bé để cung cấp cho bé đủ chất béo tốt, cải thiện hệ miễn dịch, giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và t...

Thực đơn ăn dặm cho bé 10-12 tháng tuổi

Lên thực đơn ăn dặm cho bé 10 - 12 tháng không chỉ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo phù hợp với khả năng nhai và hệ tiêu hóa của bé. Trong bài viết này Kunella sẽ gợi ý cho...