Vì sao trẻ mới ăn dặm hay bị táo bón?
Táo bón là tình trạng không hề hiếm gặp ở trẻ nhỏ, nhất là đối với các bé mới bước vào giai đoạn ăn dặm. Vậy nguyên nhân gây ra táo bón là gì? Cha mẹ cần bổ sung gì cho con để hạn chế tình trạng táo bón khi mới ăn dặm? Hãy cùng Kunella tìm lời giải đáp nhé.
Dấu hiệu trẻ bị táo bón
Táo bón là tình trạng phổ biến ở các bé bước vào giai đoạn ăn dặm
Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị táo bón như:
-
Bé đi đại tiện ít hơn bình thường (ít hơn 3 lần / tuần).
-
Bé đi đại tiện phân khô cứng, đôi khi kích thước lớn hơn.
-
Bé đại tiện khó, thường bị cảm thấy đau, thậm chí là nứt kẽ hậu môn và chảy máu.
-
Mỗi lần đại tiện trẻ rặn rất lâu, thời gian đại tiện kéo dài.
-
Trẻ khóc thét, gồng cứng người khi đi đại tiện.
Vì sao trẻ mới ăn dặm hay bị táo bón?
Ăn dặm là giai đoạn nối tiếp sau một khoảng thời gian dài trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Giai đoạn chuyển đổi từ chế độ dinh dưỡng chỉ bao gồm sữa sang thức ăn đặc hơn sẽ dẫn đến rất nhiều thay đổi. Trong giai đoạn này, bé rất hay bị táo bón do những nguyên nhân sau.
Chế độ dinh dưỡng và quá trình thích nghi chậm với thực phẩm mới là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng táo bón của bé
Hệ tiêu hoá của bé chưa thích nghi với thực phẩm mới
Trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm, bé chỉ nạp dinh dưỡng thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức và hệ tiêu hoá đã quen với điều này. Khi chuyển sang ăn dặm, bé sẽ nạp vào cơ thể nhiều dạng đồ ăn khác nhau khiến hệ tiêu hoá chưa kịp thích nghi. Thay đổi rõ nhất có thể quan sát được đó là màu phân và độ cứng phân của bé. Đây là những biểu hiện bình thường khi hệ tiêu hoá của bé đang “học hỏi” và thích nghi với những đồ ăn mới.
Cho bé ăn dặm quá sớm
Cho bé ăn dặm quá sớm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến táo bón. Do hệ tiêu hoá của bé còn quá non nớt, chưa sẵn sàng cho việc chuyển đổi thức ăn nhưng mẹ đã vội vàng cho bé ăn dặm hoặc cho ăn quá nhiều. Điều này khiến hệ tiêu hoá của bé bị quá tải dẫn đến táo bón.
Bé bị thiếu nước
Bước vào giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hoá của bé sẽ phải làm việc nhiều hơn để thích nghi với thực phẩm mới. Nếu trẻ thiếu nước trong giai đoạn này sẽ dẫn đến tình trạng phân khô, cứng, khó đẩy ra ngoài, lâu dần tích tụ khiến trẻ bị táo bón kéo dài vô cùng khó chịu.
Vì vậy, khi bé vào giai đoạn ăn dặm, cha mẹ hãy lưu ý bổ sung lượng nước vừa phải theo nhu cầu và độ tuổi của bé nhé.
Chế độ ăn thiếu chất xơ
Một nguyên nhân khác nữa dẫn đến táo bón ở trẻ là do không được bổ sung đủ chất xơ từ chế độ ăn uống. Khi đó, cha mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn phù hợp, bổ sung chất xơ cho bé thông qua rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt hoặc dầu hạt…
Trẻ mới ăn dặm nên bổ sung gì để hạn chế tình trạng táo bón?
Chế độ ăn giàu chất xơ, chất lỏng giúp cho bé hạn chế tình trạng táo bón
Chất lỏng
Chất lỏng ở đây bao gồm: nước (nước lọc, nước ép trái cây, nước canh), sữa mẹ và sữa công thức. Các chuyên gia cho rằng, mẹ vẫn nên cho con duy trì bú mẹ hoặc sữa công thức ngay cả khi con đã ăn dặm. Vì lúc này hệ tiêu hoá của bé còn non nớt, chưa thể hấp thụ hoàn toàn dinh dưỡng từ thức ăn nên vẫn cần đến các chất dinh dưỡng có trong sữa.
Ngoài sữa mẹ và sữa dinh dưỡng, khi bé ăn dặm mẹ có thể bổ sung thêm nước lọc hoặc nước ép trái cây cho con. Lượng chất lỏng bé nạp vào cơ thể đảm bảo làm phân bé không quá khô cứng, giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn.
Chất xơ và vitamin
Chất xơ và vitamin rất quan trọng với sức khỏe của bé, đặc biệt là sức khỏe hệ tiêu hoá. Chất xơ là chất cần thiết giúp hình thành phân trong đường tiêu hoá. Thêm nữa, chất xơ có còn có vai trò đẩy nhanh quá trình hấp thụ và tiêu hoá thức ăn, kích thích nhu động ruột co bóp mạnh mẽ để tống chất thải ra ngoài.
Mẹ cần bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn dặm mỗi ngày của bé. Tốt hơn hết là nên đa dạng hóa nguồn thực phẩm giàu chất xơ. Ngoài rau xanh và trái cây thì bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt (hạt chia, hạt lanh, macca…) cũng là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt cho bé.
Dầu hạt chia - món quà tuyệt vời cho bé ăn dặm
Dầu ép lạnh hạt chia Wolfberry - phù hợp cho bé từ độ tuổi ăn dặm
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, việc bổ sung dầu ăn cho bé là vô cùng quan trọng. Trong đó, dầu hạt chia được xem là món quà tuyệt vời, cực kỳ phù hợp để thêm vào khẩu phần ăn của bé.
Chất béo tốt trong dầu hạt chia giúp bé phát triển não bộ tốt, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Hơn nữa, dầu hạt chia ép lạnh giữ được toàn bộ dinh dưỡng từ hạt, trong đó có lượng lớn chất xơ, giúp đường ruột bé khỏe mạnh, hạn chế tối đa tình trạng táo bón.
Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin về dầu hạt chia ép lạnh để bổ sung vào khẩu phần ăn dặm cho bé TẠI ĐÂY nhé.
Kết luận
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là với trẻ mới bước sang giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên nếu cha mẹ cho con ăn dặm đúng thời điểm và đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng khó chịu này. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích với cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu vượt qua những giai đoạn thay đổi lớn trong đời.
Bài viết liên quan
Cách tăng thô cho bé theo từng giai đoạn
Khi bé bắt đầu ăn dặm, việc điều chỉnh độ thô của thức ăn là một bước quan trọng giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm và hỗ trợ phát triển kỹ năng nhai, tiêu hóa. Tuy nhiên, việc tăng độ thô c...
Cách nấu đồ ăn dặm cho bé từng bước chi tiết
Trong những tháng đầu đời, bé chủ yếu hấp thụ dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bước sang 6 tháng tuổi, bé bắt đầu hành trình ăn dặm với nhiều món ăn mới lạ và bổ dưỡng. Bài viết này sẽ ...
Mẹo rút ngắn thời gian chế biến đồ ăn dặm cho bé
Trong nhịp sống hiện đại, không phải lúc nào mẹ cũng có đủ thời gian để chuẩn bị những bữa ăn hoàn hảo cho bé. Làm sao để rút ngắn thời gian chế biến đồ ăn dặm mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé là c...