Thực đơn ăn dặm cho bé 10-12 tháng tuổi
Lên thực đơn ăn dặm cho bé 10 - 12 tháng không chỉ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo phù hợp với khả năng nhai và hệ tiêu hóa của bé. Trong bài viết này Kunella sẽ gợi ý cho mẹ menu cháo ăn dặm đảm bảo các yếu tố trên. Mẹ tham khảo nhé!
1. Nhu cầu chất béo trong thực đơn ăn dặm cho bé 10-12 tháng tuổi
Chất béo đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Chất béo tạo nên tế bào, màng tế bào, đặc biệt trong việc định hình cấu trúc màng của tế bào thần kinh ở bé & cung cấp năng lượng cho cơ thể bé. Cụ thể, 1g chất béo cung cấp 9kcal, gấp đôi chất đạm và đường. Chất béo còn giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu: A,D,E,K…
Bé từ 10 - 12 tháng tuổi, chất béo chiếm khoảng 45% (khoảng 35g chất béo) trong tổng nhu cầu năng lượng một ngày. Như vậy, khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé trong độ tuổi này, mẹ cần đảm bảo đủ lượng chất béo để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
2. Thực đơn cháo ăn dặm 7 ngày không ngán cho bé
Thứ 2: Cháo cá hồi rau củ
Nhu cầu của bé về chất béo đặc biệt là DHA, EPA, omega 3, omega 6, omega 9 rất cao và trong cá hồi đều có những dưỡng chất này. Bổ sung cá hồi vào thực đơn ăn dặm cho bé 1 lần/ tuần là cách mẹ giúp con lớn khỏe, thông minh.
Cá hồi thường có mùi tanh đặc trưng, để át mẹ nên nấu với loại rau củ như: Rau dền, rau mồng tơi, rau ngót, cà rốt, bí đỏ, súp lơ xanh,...
Cách nấu:
-
Rửa sạch cá hồi, ngâm với sữa tươi không đường trong vòng 20 phút. Sau đó vớt ra, hấp chín hoặc áp chảo rồi đem nghiền nhuyễn.
-
Rau củ đem sơ chế, rửa sạch, cắt hạt lựu hoặc thái nhỏ đem hấp chín.
-
Vo sạch gạo, đổ thêm nước rồi ninh với lửa nhỏ.
-
Khi cháo gần chín cho cá hồi vào.
-
Sau đó, cho tiếp rau củ, đun cháo cho sôi già khoảng 2 phút là hoàn thành.
-
Nêm thêm chút dầu ăn dặm tăng vị ngậy và cho bé thưởng thức.
Thứ 3: Cháo thịt lợn rau củ
Thịt lợn là thực phẩm giàu protein giúp xây dựng và phục hồi các mô cơ, tăng cường sức khỏe cho bé. Cháo thịt là món quen thuộc mà mẹ làm thực đơn ăn dặm cho bé không thể bỏ qua.
Cách nấu:
-
Băm nhỏ thịt lợn, sơ chế và băm nhỏ hành tím.
-
Sơ chế và làm sạch rau củ, cắt hạt lựu hoặc thái nhỏ rồi đem hấp sơ.
-
Xào thịt băm cùng với hành, đến khi chín thì cho hành lá và rau mùi vào.
-
Vo sạch gạo, cho vào nồi nấu cháo.
-
Đến khi cháo sôi cho thịt lợn và rau củ vào, đun sôi già khoảng 2 phút là hoàn thành.
-
Khi bé thưởng thức nên thêm 1-2 thìa dầu ăn dặm tăng vị ngậy.
Thứ 4: Cháo gà hầm hạt sen nấm hương
Thực đơn ăn dặm bé không thể thiếu món cháo gà hạt sen - món ăn dặm “đại bổ” giúp bé hấp cho thụ và tăng cường dinh dưỡng mẹ nha.
Cách nấu:
-
Hạt sen rửa sạch, bỏ vỏ, rút tâm, luộc cho mềm rồi nghiền nhuyễn .
-
Nấm hương rửa sạch, luộc sơ rồi thái thật nhỏ.
-
Thịt gà rửa sạch, mang luộc với vài lát gừng (giữ lại nước luộc gà) rồi xé thật nhỏ.
-
Gạo vo sạch, đem đi nấu cháo với nước luộc gà.
-
Đợi khi cháo chín thì cho tất cả nguyên liệu vào nồi.
-
Đun thêm 5-7 phút nữa cho cháo chín nhừ là hoàn thành.
-
Khi bé thưởng thức nên thêm 1-2 thìa dầu ăn dặm tăng vị ngậy.
Thứ 5: Cháo sườn non rau củ
Mẹ có thể dễ dàng kết hợp cách nấu cháo sườn cho bé ăn dặm với đa dạng rau củ như cải, ngót, mồng tơi, nấm, ngô, đậu Hà Lan, cà rốt, bí đỏ, hạt sen và đậu xanh để nấu cháo.
Cách nấu:
-
Sơ chế sườn sau đó cho sườn vào luộc sơ khoảng 3-5 phút.
-
Rau củ đem sơ chế, làm sạch, hấp chín, đem cắt hạt lựu hoặc thái nhỏ.
-
Băm nhỏ tỏi và hành tím, phi thơm rồi cho sườn vào xào.
-
Thêm nước khi thịt săn lại, đun sôi với lửa lớn.
-
Vo sạch gạo, thêm vào nồi sườn, nấu khoảng 10 - 15 phút (thêm một chút gừng tươi để tăng hương vị).
-
Thêm rau củ vào nồi, tiếp tục nấu cho mềm là hoàn thành.
-
Khi bé thưởng thức nên thêm 1-2 thìa dầu ăn dặm tăng vị ngậy.
Thứ 6: Cháo cua đồng rau củ
Cháo cua đồng ăn dặm là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao có thể giúp trẻ cải thiện cân nặng, hỗ trợ hệ miễn dịch và phát triển thị lực nhờ hàm lượng protein, lipid, glucid, photpho, sắt và các loại vitamin B1, B2.
Mẹ có thể nấu cháo cua cùng khoai tây, khoai mỡ, bí đỏ, rau mồng tơi, rau dền, mướp hương,... đều ngon và dinh dưỡng.
Cách nấu:
-
Gạo vo sạch và ngâm nước từ 45 - 60 phút.
-
Rửa sạch rau củ, đem đi cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn rồi hấp sơ.
-
Sơ chế cua thật sạch sau đó khều gạch trong mai cua, phần thịt cua đem xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt.
-
Cho nước cua đã lọc đun với lửa vừa đến khi thịt cua kết lại thành từng mảng thì vớt phần gạch ra để riêng.
-
Phi thơm hành và cho gạch cua vào xào chín tới.
-
Vo gạo, bỏ vào nấu cháo với phần nước cua khi nãy.
-
Cho rau củ và gạch cua vào nồi cháo, đun đến khi cháo sôi già là hoàn thành.
-
Khi cho bé dùng mẹ trộn 1-2 thìa dầu ăn dặm tăng vị ngậy.
Thứ 7: Cháo tôm cà rốt
Tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của con như vitamin A, vitamin D, omega 3. Cà rốt cung cấp chất xơ, beta carotene cải thiện thị lực. Kết hợp 2 nguyên liệu này lại là đã có ngay món cháo tôm cà rốt cực thơm ngon và bổ dưỡng cho bé.
Cách nấu:
-
Gạo vo sạch, bỏ vào nấu cháo.
-
Rửa sạch tôm, bỏ vỏ và bỏ chỉ đen. Sau đó xay nhuyễn tôm.
-
Cà rốt rửa sạch, sơ chế, cắt hạt lựu rồi đem hấp sơ.
-
Đến khi cháo gần chín bỏ tôm và cà rốt vào nấu cùng đến khi chín kỹ là hoàn thành.
-
Khi bé thưởng thức nên thêm 1-2 thìa dầu ăn dặm tăng vị ngậy.
Chủ nhật: Cháo thịt bò bí đỏ
Cháo thịt bò bí đỏ là món ăn dặm bé nào cũng mê nhờ vào độ thơm ngậy từ thịt bò hòa quyện trong vị ngọt tự nhiên của bí đỏ. Sự kết hợp này sẽ tạo nên công thức cháo vừa dễ ăn vừa đủ chất cho bé, trở thành lựa chọn hoàn hảo của mẹ khi không biết đổi thực đơn ăn dặm như thế nào.
Cách nấu:
-
Gạo vo sạch, bỏ vào nấu cháo.
-
Thịt bò rửa sạch, luộc với lửa lớn cho thịt chín tới thì đem băm nhuyễn.
-
Bí đỏ rửa sạch, sơ chế, cắt hạt lựu rồi đem hấp sơ.
-
Khi cháo gần chín, bỏ thịt bò và bí đỏ vào nấu cùng đến khi chín kỹ là hoàn thành.
-
Khi cho bé thưởng thức nêm thêm 1-2 thìa dầu ăn dặm khuấy đều tăng vị ngậy.
3. Những lưu ý khi chế biến cháo ăn dặm cho bé
Với các bé dưới 1 tuổi, mẹ không nên nêm gia vị vào các món cháo bởi trong thịt, cá hay rau, củ, quả đã có lượng muối đủ cho nhu cầu của bé. Chưa kể, các bé dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành các chức năng của cơ thể, đặc biệt là thận. Nếu mẹ nêm gia vị vào, thận của bé sẽ bị tổn thương do làm việc quá tải dẫn đến nhiều hệ lụy.
Gia vị duy nhất mà mẹ cần thêm vào cho bé chính là dầu ăn. Đây là nhóm dưỡng chất thiết yếu cung cấp năng lượng, hình thành mô mỡ điều hoà thân nhiệt và hỗ trợ bé hấp thụ vitamin.
Mẹ nên nêm thêm dầu ăn dặm vào để giúp món cháo trở nên ngon miệng và giàu dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng lượng dầu ăn phù hợp, khoảng 1-2 thìa cà phê cho mỗi khẩu phần.
Dầu hạt chia Wolfberry rất giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bên cạnh đó, dầu hạt chia là nguồn bổ sung omega 3, 6, protein và cực nhiều các vi chất khác rất tuyệt vời cho bé yêu. Mẹ chỉ cần trộn 1-2 thìa cafe dầu hạt chia vào cháo hoặc thức ăn của bé là đã có thể kích thích vị giác đồng thời bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cực tốt sự phát triển toàn diện của bé. Với các bé từ 10 - 12 tháng tuổi: Có thể dùng khoảng 1 - 2 thìa/ngày.
Với chỉ dẫn thực đơn ăn dặm cho bé phong phú này, mong rằng bé sẽ ăn thật ngon. Mẹ cũng đừng quên thường xuyên truy cập website Kunella để cập nhật những thông tin hữu ích về dinh dưỡng cho bé nhé!
Bài viết liên quan
Cách bảo quản thực phẩm và sử dụng dầu ăn dặm cho bé theo chuyên gia Đức
Giữ thực phẩm tươi ngon và an toàn cho bé là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn bé ăn dặm. Việc bảo quản đúng cách không chỉ giúp bảo toàn dinh dưỡng mà còn phòng ngừa rủi ro sức khỏ...
Hướng dẫn mẹ cách sử dụng dầu ăn dặm óc chó Kunella
Dầu óc chó Kunella là một lựa chọn hàng đầu cho các mẹ đang tìm kiếm loại dầu ăn dặm chất lượng, an toàn và giàu dinh dưỡng cho bé. Với thành phần 100% từ quả óc chó tự nhiên, dầu ăn dặm Kunella ma...
Đọc bảng thành phần dầu óc chó ăn dặm Kunella
Dầu óc chó Đức Kunella 100ml được chiết xuất từ 100% quả óc chó bằng phương pháp ép lạnh. Phương pháp này giúp giữ nguyên hương vị tự nhiên của hạt óc chó với nhiều thành phần dinh dưỡng nổi bật ma...