Kunella Hotline: 02423479797

Kunella Tìm kiếm
KunellaTài khoản
Những sai lầm không ngờ về dầu ăn dặm mẹ thường gặp phải
28/10/2023

Những sai lầm không ngờ về dầu ăn dặm mẹ thường gặp phải

Sử dụng dầu ăn dặm khi trẻ bước vào giai đoạn này là điều mọi mẹ bỉm đều biết. Tuy nhiên không phải mọi người đều làm đúng, thay vào đó có nhiều mẹ hiểu hoặc thực hành sai khi cho bé sử dụng dầu ăn dặm. Cùng tìm hiểu với Kunella để tránh những sai lầm đó mẹ nhé.

Hạn chế sử dụng dầu ăn dặm cho trẻ thừa cân, béo phì

Thông tin liên tục về vấn nạn trẻ thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng đã khiến nhiều mẹ rơi vào trạng thái “ngờ vực”, “cảnh giác” thậm chí hạn chế tối đa việc hấp thu chất béo cho con mình. Song theo các chuyên gia dinh dưỡng, đó hoàn toàn là suy nghĩ cực đoan quá mức. 

Chất béo tốt không những giúp bé khỏe mạnh còn hạn chế được béo phì, thừa cân

Việc cho trẻ hấp thụ lượng chất béo ở mức nào là  phải dựa trên độ tuổi, thể trạng cụ thể nhưng vẫn cần đảm bảo mỗi bữa ăn đủ 4 nhóm: đường bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), chất béo, chất đạm và vitamin – khoáng chất. Trong đó, chất béo (bao gồm dầu thực vật và mỡ động vật) thuộc nhóm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và duy trì sự sống. Với trẻ em thì chất béo là nguồn cung cấp năng lượng chính và là dung môi để hoà tan các vitamin quan trọng như vitamin A, D, K, E… Mặt khác, dầu ăn bổ sung các chất béo tốt, hỗ trợ phát triển não bộ, giúp bé khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo hơn. Do vậy, với trẻ em từ độ tuổi ăn dặm trở đi, mẹ nên bổ sung thêm dầu ăn dặm vào thực đơn ăn hàng ngày để đảm bảo cung cấp được lượng chất béo cần thiết cho cơ thể trẻ. 

Sử dụng dầu ăn dặm không theo liều lượng khuyến cáo 

Dầu ăn dặm chỉ nên sử dụng với lượng nhất định tùy thuộc vào độ tuổi

Dù dầu ăn dặm rất cần cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nhưng các mẹ cũng không nên quá lạm dụng loại chất béo này. Cụ thể:

Bé 6-12 tháng tuổi dùng khoảng 1-2 muỗng cà phê/ ngày (tương đương 2-5ml)

Bé từ 1-2 năm tuổi dùng khoảng 2-3 muỗng cà phê/ ngày (tương đương 3-5ml)

Bé hơn 2 tuổi dùng khoảng 5-8ml/ ngày

Ngoài ra, mẹ chú ý cho trẻ ăn với tần suất không quá 4 ngày/ tuần, gia giảm theo thể trạng và khẩu phần ăn từng bữa. Bởi việc cho tiếp nhận quá nhiều chất béo từ dầu ăn dặm có thể khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, thừa năng lượng và cả những vấn đề sức khỏe khác. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung đa dạng chất béo từ những nguồn thực phẩm khác nhau như các chế phẩm từ sữa, bơ, trứng, cá hồi, các loại đậu,.... 

Lựa chọn sai loại chất béo cho trẻ

Lựa chọn chất béo tốt để sử dụng hàng ngày cho bé

Trong sự chưa hiểu đúng của các mẹ còn có sự đánh đồng giữa tất cả các loại chất béo, các loại dầu ăn khác nhau. Phần đa các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng đặc biệt là với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì nên cân đối theo hướng chất béo dầu thực vật hơn mỡ động vật  với tỷ lệ 70%-30%.

Các mẹ cũng cần lưu ý rằng mỗi loại dầu thực vật đều có ưu điểm riêng, mẹ có thể sử dụng luân phiên các loại dầu hạt khác nhau để trẻ được đa dạng mùi vị và dưỡng chất.. Như dầu hạt cải, dầu mè, dầu hạt chia, dầu hướng dương… rất giàu omega 3, chất đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ, võng mạc và hệ miễn dịch. Các loại dầu từ quả như dầu quả bơ,dầu olive, dầu cọ,… giàu omega 6 có vai trò tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giúp bé phát triển ổn định, giảm tình trạng ốm vặt.

Dầu ăn dặm có thể xào nấu tương tự như dầu ăn bình thường

Dầu ăn dặm ép lạnh không thể sử dụng để xào, chiên như dầu thông thường

Đa phần các loại dầu hạt đều có điểm bốc khói thấp nên nếu dùng để chiên xào sẽ làm cho món ăn bị biến đổi chất dinh dưỡng, không còn tốt và phù hợp với ăn dặm nữa. Nếu như các mẹ muốn chiên xào thay đổi khẩu phần thì có thể sử dụng các loại dầu sử dụng công nghệ gia nhiệt hoặc dầu cọ, dầu hướng dương hoặc dầu hạt nho. Tuy thành phần dinh dưỡng không cao bằng các loại dầu sử dụng công nghệ ép lạnh khác nhưng giá thành rẻ hơn và nhiều hơn. Quan trọng nhất là các mẹ cứ lựa chọn loại dầu thực sự phù hợp với điều kiện gia đình và nhu cầu nấu ăn của gia đình nhé.

Dầu hạt có mùi nồng và bé khó ăn

Dầu ăn dặm ép lạnh Omega 3-6-9 của Kunella là lựa chọn hoàn hảo cho bé

Chất béo có trong dầu hạt là chất béo không bão hòa. Do đó, dầu từ hạt này rất dễ bị oxi hóa trong quá trình sử dụng và bảo quản. Hạn sử dụng cũng vì thế mà bị giảm đi rất nhiều từ khi bắt đầu mở nắp sử dụng. Ngay cả khi tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian dài cũng làm dầu bị oxi hóa. Các mẹ cần bảo quản trong tủ lạnh để dầu không bị ôi, không biến chất và dùng được lâu hơn. 

Điển hình như dầu Kunella Omega 3-6-9 được chiết xuất từ 3 loại hạt là hạt cải, hạt lanh, hạt hướng dương siêu giàu dinh dưỡng. Dầu được sản xuất theo công nghệ ép lạnh tân tiến giúp giữ được trọn vẹn giá trị dinh dưỡng và mùi thơm tự nhiên từ hạt mà không bị biến đổi giống như phương pháp ép truyền thống có sử dụng nhiệt. Nhưng nếu mẹ bảo quản không đúng cách, vặn nắp không chặt thì chỉ một thời gian ngắn sau dầu sẽ bị mùi nồng, khó ăn và trẻ không hợp tác

Trên đây là top 5 sai lầm mà các mẹ hay nhầm lẫn trong quá trình sử dụng dầu ăn dặm mẹ thường gặp phải. Kunella hi vọng với thông tin bổ ích này, các mẹ sẽ yên tâm sử dụng các sản phẩm dầu ăn dặm chất lượng như Kunella Omega 369 cho bé yêu, giúp bé bổ sung dinh dưỡng hiệu quả, từ đó bé cũng khỏe mạnh và phát triển toàn diện hơn.  

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Bài viết liên quan

Cách tăng thô cho bé theo từng giai đoạn

Khi bé bắt đầu ăn dặm, việc điều chỉnh độ thô của thức ăn là một bước quan trọng giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm và hỗ trợ phát triển kỹ năng nhai, tiêu hóa. Tuy nhiên, việc tăng độ thô c...

Cách nấu đồ ăn dặm cho bé từng bước chi tiết

Trong những tháng đầu đời, bé chủ yếu hấp thụ dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bước sang 6 tháng tuổi, bé bắt đầu hành trình ăn dặm với nhiều món ăn mới lạ và bổ dưỡng. Bài viết này sẽ ...

Mẹo rút ngắn thời gian chế biến đồ ăn dặm cho bé

Trong nhịp sống hiện đại, không phải lúc nào mẹ cũng có đủ thời gian để chuẩn bị những bữa ăn hoàn hảo cho bé. Làm sao để rút ngắn thời gian chế biến đồ ăn dặm mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé là c...