Kunella Hotline: 02423479797

Kunella Tìm kiếm
KunellaTài khoản
Công thức
31/12/2022

Công thức "vàng" giúp bé tăng cân nhanh trong giai đoạn ăn dặm

 

Vì sao bé bước vào giai đoạn ăn dặm bị chững cân?

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi là giai đoạn được khuyến khích nên bắt đầu ăn dặm. Việc chuyển giao từ ăn thức ăn lỏng hoàn toàn sang chế độ ăn đặc hơn cần một thời gian mới có thể thích nghi được, đó cũng là lý do bé thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa và hấp thu, dẫn đến chững cân hoặc chậm tăng cân. Một số trường hợp, mẹ cho rằng bé ăn dặm không cần chất dinh dưỡng từ sữa nên giảm lượng sữa cho con. Điều này cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị chững cân. 

Chế độ dinh dưỡng không cân bằng cũng là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân trong giai đoạn ăn dặm. Chế độ ăn thiếu dầu ăn dặm cho bé cũng khiến cho bé khó hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin E…dẫn đến tình trạng còi xương, chậm phát triển thậm chí gây suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan thần kinh.

Ảnh: Thiếu dầu ăn dặm cho bé cũng có thể khiến bé kém hấp thu các vitamin và khoáng chất, khiến bé chậm tăng cân

 

Vậy thế nào là một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giúp bé có thể tăng cân nhanh trong giai đoạn ăn dặm?

Thực đơn đủ các nhóm chất cho bé ăn dặm tăng cân dễ dàng

Tùy vào khả năng hấp thu của bé, cha mẹ cần lên thực đơn để con cảm thấy ngon miệng, hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng và hình thành thói quen ăn uống tốt. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để làm được điều này, cha mẹ cần cân nhắc cả hai yếu tố lượng và chất của 4 nhóm chất dinh dưỡng sau:

  • Nhóm chất đường bột

Đây là nhóm thực phẩm thiết yếu trong quá trình tập ăn dặm cho bé bởi nó cung cấp 50-60% nhu cầu năng lượng hằng ngày cho các con. Nhóm chất dinh dưỡng này thường có nhiều trong các thực phẩm giàu tinh bột như gạo, yến mạch, ngô, khoai…Trong giai đoạn bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể kết hợp dùng bột gạo hoặc cháo loãng nấu cùng sữa để tạo vị ngọt, giúp bé hình thành thói quen ăn uống dễ dàng hơn.  

  • Nhóm chất béo

Chất béo chứa trong dầu ăn, bơ, phô mai, mỡ, các loại hạt…Cơ thể bé thường đón nhận chất béo tốt hơn vào giai đoạn 7-8 tháng; tuy nhiên, ở giai đoạn bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể thêm 1 thìa nhỏ các loại dầu hạt vào hoặc bột ăn dặm hoặc cháo để hệ tiêu hóa của bé tập làm quen với nhóm chất này.  

>>> Tham khảo các loại dầu ăn dặm cho bé của Kunella tại đây 

  • Nhóm chất đạm
    Các thực phẩm giàu đạm cho bé là: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu, đỗ. Mẹ nên xay nhuyễn, nghiền nhỏ và trộn vào cháo cho bé ăn tùy theo độ tuổi. 
     

  • Nhóm vitamin và khoáng chất

Nhóm dinh dưỡng này có nhiều trong rau củ và các loại trái cây tươi. Khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn thử một ít trái cây mềm như lê, táo nghiền nhuyễn  hoặc cam, quýt, chuối để bổ sung thêm vitamin và chất khoáng cho bé. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm chất xơ cho bé từ các loại rau củ quả xay nhuyễn như rau cải, rau ngót, củ cải, bí ngô…để giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa cho bé, giúp bé hấp thu tốt hơn.

Ảnh: Thực đơn ăn dặm cho bé cần đảm bảo đủ bốn nhóm chất

Lưu ý khi cho bé ăn dặm

  • Tăng lượng thức ăn và bổ sung các loại thức ăn mới từ từ cho bé: Điều này giúp cha mẹ có thể kiểm tra được khả năng tiêu hóa của bé cũng như các nguy cơ gây dị ứng khi cho con ăn loại thực phẩm mới. 

  • Không ép bé ăn: khi bé tỏ ra không hợp tác với việc ăn dặm bố mẹ có thể tạm ngưng từ 3-4 ngày sau đó kiên nhẫn tập lại để bé không bị căng thẳng dẫn đến chán ăn, lười ăn.

  • Thêm dầu ăn dặm cho bé phù hợp, không nêm gia vị như mắm/ muối vào đồ ăn dặm của con vì thận bé còn yếu.

Làm thế nào để bổ sung dầu ăn dặm cho bé đúng cách?

Cha mẹ có thể bổ sung dầu ăn dặm cho bé theo hai cách sau đây: 

  • Với các bé mới ăn dặm: Cha mẹ có thể bổ sung trực tiếp vào cháo hoặc bột của bé. Lượng dầu ăn cha mẹ có thể dùng cho bé khi con mới đắt đầu ăn dặm là tối đa 4 muỗng cà phê 2.5 ml mỗi ngày. Một tuần mẹ bổ sung cho bé không quá 4 ngày/1 tuần, mỗi ngày tối đa 2 bữa. 

  • Với các bé trên 3 tuổi: Cha mẹ cũng không nên bổ sung quá 4 muỗng cà phê dầu ăn dặm cho bé mỗi ngày. Không nên dùng dầu ăn nấu nướng như chiên xào vì có thể khiến dầu ăn bị biến đổi chất dinh dưỡng, các bé không hấp thụ được tối đa những dưỡng chất có trong dầu ăn. 

Ảnh: Cha mẹ nên bổ sung dầu ăn dặm cho bé từ khi con bắt đầu ăn dặm

Bên cạnh việc cân bằng đầy đủ dinh dưỡng, thêm dầu ăn dặm cho bé hợp lý, cha mẹ cũng nên cho bé siêng năng vận động, sinh hoạt phù hợp, bổ sung các vi chất cần thiết như kẽm, selen, crom, vitamin B1, vitamin B6, vitamin C…để hỗ trợ bé cải thiện vị giác, ăn ngon miệng hơn, từ đó hấp thu tốt hơn, dễ đạt được chiều cao và cân nặng đúng chuẩn. 

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp cha mẹ nắm được cách cho con ăn dặm giúp bé tăng cân dễ dàng. Theo dõi Kunella Vietnam để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Bài viết liên quan

Thực đơn ăn dặm cho bé 10-12 tháng tuổi

Lên thực đơn ăn dặm cho bé 10 - 12 tháng không chỉ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo phù hợp với khả năng nhai và hệ tiêu hóa của bé. Trong bài viết này Kunella sẽ gợi ý cho...

Bí quyết bảo vệ bé trước thời tiết thay đổi

Thời tiết thay đổi thất thường, từ nắng chuyển sang mưa, từ xuân sang hè sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là các bé có sức đề kháng còn non yếu. Cùng Kunella điểm qua một vài mẹo nhỏ giúp bé...

5 Sai lầm khi nấu cháo khiến bé chậm tăng cân

Cháo là món ăn quen thuộc với các bé đang ăn dặm. Tuy nhiên, không ít ba mẹ mắc phải những sai lầm tưởng chừng rất đơn giản nhưng khiến bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn tới tình t...