Kunella Hotline: 02423479797

Kunella Tìm kiếm
KunellaTài khoản
5 Sai lầm khi nấu cháo khiến bé chậm tăng cân
10/04/2024

5 Sai lầm khi nấu cháo khiến bé chậm tăng cân

Cháo là món ăn quen thuộc với các bé đang ăn dặm. Tuy nhiên, không ít ba mẹ mắc phải những sai lầm tưởng chừng rất đơn giản nhưng khiến bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, chậm tăng cân ở bé. Cùng Kunella điểm qua nhé!

Nhiều sai lầm khi nấu cháo của mẹ khiến bé biếng ăn, chậm tăng cân.

  1. Chỉ nấu cháo bằng nước xương hầm 

Nhiều bà mẹ có quan điểm rằng, trong nước hầm xương có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, đặc biệt là canxi. Nhưng, thực tế thì việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Các chất dinh dưỡng như đạm, canxi,... có nhiều trong phần thịt và xương. Ngoài ra, trong nước hầm xương chứa rất nhiều chất béo không bão hòa hay nói cách khác là chất béo khó tiêu nên khi vào cơ thể sẽ hạn chế việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác của bé gây đầy bụng, nhanh no, mau chán ăn,...Nếu bé ăn nhiều loại chất béo này còn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng kém.

Do vậy, mẹ nên cho bé ăn cả cái (thịt) lẫn nước để bé được cung cấp đủ chất tránh suy dinh dưỡng, thấp còi.

  1. Cho bé ăn cháo nghiền nhuyễn quá lâu

Nhiều mẹ lạm dụng máy xay sinh tố trong khi chế biến đồ ăn cho con nên nhiều bé lớn 3-4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi vẫn phải ăn đồ nghiền nhuyễn. Lâu ngày, bé không có phản xạ nhai, dịch vị không được kích thích nên không cảm nhận mùi vị thức ăn, không có cảm giác ăn uống, dần dần bé rất dễ biếng ăn gây, chậm lớn.

  1. Kiêng dầu ăn cho bé 

Nhiều mẹ có suy nghĩ rằng khi cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến bé bị đau bụng, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Nhu cầu về chất béo ở bé rất cao, lên đến 40% tổng lượng calo hàng ngày. Dầu ăn được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho bé, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, khi nấu cháo cho con ăn, các mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu ăn. Mẹ cần chú ý cân bằng tỷ lệ giữa dầu ăn có nguồn gốc động vật/dầu ăn có nguồn gốc thực vật với tỷ lệ 3/7.

Dầu ăn được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho bé.

Mẹ có thể chọn dầu ăn dặm Kunella bởi trong các loại dầu ăn dặm của Kunella như dầu: Kunella Omega 3-6-9, dầu óc chó, dầu hạt chia, dầu quả bơ,... đều có chứa các chất béo không bão hòa như omega, các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin E,...có tác dụng hỗ trợ quá trình phát triển của bé, hạn chế còi xương, suy dinh dưỡng, đặc biệt giúp tăng cường đề kháng, cung cấp và dự trữ năng lượng cho bé. Ngoài ra, việc sử dụng dầu ăn trong những bữa ăn dặm sẽ tạo hương vị thơm ngon, giúp các món ăn có độ sánh sệt, kích thích vị giác của bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Đặc biệt, tất cả các loại dầu ăn dặm Kunella đều được sản xuất bằng công nghệ ép lạnh hiện đại nhất nên giữ được trọn vẹn dinh dưỡng từ hạt, không bị biến đổi bởi nhiệt trong quá trình ép lấy dầu, rất an toàn cho hệ tiêu hóa non nớt của con.

  1. Nêm gia vị như của mẹ 

Nhiều mẹ khi nấu cháo ăn dặm cho bé thường nêm nếm “vừa miệng” mẹ. Nhưng thực tế, đây là một điều không nên vì hệ tiêu hóa và khẩu vị của bé khác người lớn rất nhiều. Chưa kể đến việc, mắm muối sẽ làm hỏng vị giác của con, làm mất khả năng nhận biết về hương vị tự nhiên của các loại thực phẩm. Đồ mặn cũng khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn để lọc và đào thải sẽ quá tải, gây tổn thương hoặc suy thận.

  1. Lạm dụng quá nhiều đạm & rau củ

Nhiều mẹ nghĩ rằng cho con ăn thật nhiều đạm sẽ giúp con mau lớn, tăng cân nhanh. Tuy nhiên, đây là một lầm tưởng vì lượng đạm quá nhiều không những có thể làm bé rối loạn tiêu hoá mà còn dễ dẫn đến chứng biếng ăn ở bé. 

Theo khuyến cáo của Tổ chức kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, bé 1-3 tuổi cần 13g đạm, bé 4-8 tuổi cần 19g đạm mỗi ngày. Ví dụ, trong 100g thịt lợn nạc chứa 18g đạm; 100g đậu xanh chứa 20g đạm; 100g đậu nành chứa 35-40g đạm;... Như vậy, mỗi bữa mẹ chỉ cần nấu cho bé dưới 3 tuổi 20-30g thịt, cá, tôm là đáp ứng được 70-80% lượng đạm từ động vật. Số đạm còn lại lấy từ thực vật: đậu đỗ, đậu phụ, rau lá có màu xanh đậm, sữa đậu nành,...

Chế độ ăn thừa đạm có hại cho hệ tiêu hóa của bé. Bé sẽ thường xuyên khó tiêu và gặp các vấn đề về đường ruột dẫn đến chứng biếng ăn.

Ngược lại, nếu mẹ cho quá nhiều rau củ vào cháo vì nghĩ chúng giúp bé không bị táo bón thì cũng không phải là lựa chọn tốt. Rau củ quả cung cấp chất xơ và vitamin, khoáng vi lượng cho bé, nhưng lạm dụng sẽ phản tác dụng. Sự gia tăng đột ngột về lượng chất xơ mà cơ thể bé không tiêu hóa kịp có thể dẫn đến các vấn đề như tiêu chảy, đau bụng, mất nước, buồn nôn,…Vì vậy, khi nấu cháo cho bé, mẹ cũng phải cân bằng giữa các nhóm chất và đa dạng các nhóm thực phẩm để bé tăng cân và phát triển toàn diện.

Trên đây là 5 lý do tại sao bé yêu ăn đủ bữa mà không tăng cân hay thiếu vitamin và dinh dưỡng. Vì vậy, nếu sau một thời gian mà các bé không tăng cân, mẹ hãy chú ý cách chế biến xem đã đúng phương pháp hay chưa nhé!

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Bài viết liên quan

Bật mí bộ đôi dầu ăn dặm Kunella đa năng, giàu dưỡng chất cho bé

Bước vào độ tuổi ăn dặm, cũng là lúc các mẹ cần bổ sung thêm dầu ăn dặm để đầy đủ dinh dưỡng cho con. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho mẹ bộ đôi dầu ăn dặm chiên xào riêng, ăn dặm riêng siêu hot...

Cách chọn dầu ăn dặm chuẩn cho bé

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi, mẹ cần kết hợp dầu ăn dặm trong khẩu phần ăn hằng ngày của bé để cung cấp cho bé đủ chất béo tốt, cải thiện hệ miễn dịch, giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và t...

Thực đơn ăn dặm cho bé 10-12 tháng tuổi

Lên thực đơn ăn dặm cho bé 10 - 12 tháng không chỉ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo phù hợp với khả năng nhai và hệ tiêu hóa của bé. Trong bài viết này Kunella sẽ gợi ý cho...